(vothuat)- Ngày
nay, Muay Thái vẫn tiếp tục được phát triển, nhưng vẫn có những yếu tố truyền
thống không thể – và không nên thay đổi, đặc biệt là việc sử dụng kèn và trống
làm
nhạc điệu cho những trận đấu. Điều này tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa
võ thuật Thái Lan, điển hình là bộ môn võ thuật – nghệ thuật mà ta đang nói
tới: Muay.
Âm nhạc
là một trong những nét đặc trưng của Muay Thái. Nếu bạn luyện tập hay trình
diễn một bài nhảy, bạn có thể dùng băng thu âm bài nhạc cho mình. Nhưng trong
các trận đấu Muay Thái đúng chất truyền thống thì những bản “nhạc sống” được
trình diễn tại chỗ là điều không thể thay thế. Trong nghi lễ chào sân và cả đến
khi trận đấu diễn ra, những điệu nhạc vẫn luôn được duy trì, như một sự cổ vũ
tinh thần, và cũng là một liệu pháp thể chất hiệu quả: chìm đắm trong nhạc
điệu, các võ sĩ Muay Thái dễ dàng đạt được cảm hứng và tinh thần và hiệu quả
chiến đấu cao nhất. Sau đây là 3 loại nhạc cụ được sử dụng trong các trận đấu.
Một ban nhạc tình diễn trực tiếp tại buổi thi đấu Muay Thái
Kèn
(Pi)
Nhiều
tài liệu công nhận rằng Pi Chawa (Kèn Java) là một loại nhạc
cụ có nguồn gốc từ Ấn Độ – mảnh đất vàng của nền văn minh Java. Sau khi du nhập
vào đất Thái, kèn Java thường xuất hiện trong các cuộc diễu hành của Hoàng gia
và Quân đội. Âm thanh sôi nổi của nó còn khiến nhiều người nước ngoài liên
tưởng tới kèn Chanta hay Phong cầm của Scotch-land.
Kèn Pi Chawa
Kèn
Java gồm 2 bộ phận chính: 1 thân hình trụ dài khoảng 10,75 inch và một cái vòi
loe hình chuông hoặc hình sừng trâu. Nó được làm từ gỗ hoặc ngà voi, hoặc cả
hai chất liệu trên. Dọc theo thân kèn là 7 lỗ để bấm bằng đầu ngón tay. 4 mảnh
lưỡi gà (lưỡi gà ở đây là bộ phận rất mảnh, thường làm bằng thép, sẽ rung lên
khi có không khí thổi không song song và tạo thành âm thanh, thường thấy trong
các loại kèn thông thường) được gắn từ đôi một vào các ống thép nhỏ và luồn vào
bên trong thân kèn, cuối ống thép được quấn lại bằng chỉ để tạo ra một âm sắc
đặc biệt. Ở cuối thân kèn là một bộ phận lồi ra làm bằng kim loại hoặc vỏ dừa
để bảo vệ môi của người thổi.
Chũm
chọe (Ching)
Ching
là một nhạc cụ gõ gồm 2 cái đi thành cặp với nhau, làm bằng hai tấm kim loại
lớn hình tách trà hoặc nón rỗng, đường kính mỗi cái khoảng 6 – 7 cm. Nhạc công
tạo ra âm thanh bằng cách gõ hai mảnh Ching vào nhau.
Chũm chọe dùng trong các bài nhạc Muay
Ở trên
đỉnh mỗi mảnh Ching đều được đục lỗ. Một sợi dây thừng nhỏ xỏ qua 2 mảnh Ching
và được cột gút lại để tránh việc thất lạc một trong hai mảnh hoặc giữ cho 2
mảnh Chinh không rơi ra khi nhạc công đang tập trung vào bài nhạc. Nhiệm vụ của
Ching trong giàn nhạc là căn giữ nhịp điệu ổn định và chuẩn xác.
“Ching”
là một từ tượng thanh, xuất phát từ âm thanh khi gõ hai mảnh nhạc cụ. Sự thay
đổi giữa các thao tác gõ và gõ – giữ tạo nên hai âm sắc vừa thanh bổng vừa đục
nặng khác biệt rõ ràng.
Trống
Glawng Khaek
Glawng
Khaek là một loại trống làm bằng gỗ cứng, có thân hình trụ dài 23 inch và hai
đầu to nhỏ không đều. Đầu lớn hơn có đường kính 8 icnh và có tên là Na rui
(nghĩa đen có nghĩa là “rộng”) và đầu nhỏ có tên là Na tan rộng khoảng 7 inch.
Hai mặt trống được bọc bằng da bò hoặc dê.
Ban
đầu, hai mặt trống được căng níu lẫn nhau bằng dây mây hoặc dây song, sậy, nứa.
Nhưng hiện nay, rất khó để tìm được vật liệu tốt nên người ta thường sử dụng
dây bằng da để căng mặt trống. Nhạc công dùng lòng bàn tay hoặc ngón tay để
vỗ trống cả hai mặt và tạo thành những âm sắc khác nhau: âm cao được gọi là as
tua pu (nghĩa đen là “người nam”, “nam giới”) còn âm thấp được gọi
là as tua mia (nghĩa đen là “người nữ”, “nữ giới”). Sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa 2 tay – 2 mặt trống khiến người nghe cảm giác như được nghe
âm thanh từ hai cái trống khác nhau vậy.
Hồ Võ