Ai về Bình định
mà coi
Con gái Bình Ðịnh cầm roi đi quyền
Câu ca dao này tôi nhớ
mãi từ hồi học sinh phổ thông. Bình Định còn có rất nhiều các câu ca dao khác
cũng rất hay,
ví dụ như:
Anh về dỡ gỗ đa đa
Cất nhà lẫm thượng tháng ba em về
Em về coi trước coi sau
Coi nhà mấy cột coi cau mấy buồng.
hoặc là
Củ lang Ðồng Phó
Ðậu phộng Hà Nhung
Chồng bòn, vợ mót bỏ chung một gùi
Chẳng qua duyên nợ sụt sùi
Chàng giận chàng đạp cái gùi văng đi...
Dị bản khác là:
Củ lang Ðồng
phó
Ðậu phộng Hà
nhung
Chồng bòn thiếp
mót bỏ chung một gùi
Chẳng may duyên
nợ sụt sùi
Thôi thôi cũng
mặc, đá gùi anh đi.
Trích thơ là do cảm hứng từ sự kiện Họp báo về khởi động lập dự án đầu
tư cho Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội, ngày hôm qua 15/8 và trước đó mấy ngày
(12/8) là sự kiện thành lập Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE)
giai đoạn 1 tại Quy Nhơn.
Phó Thử tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng quà lưu niệm tới các nhà
Nobel và các giáo sư. Ảnh: Doãn Công - dantri.com.vn
Lễ
công bố khởi động dự án, sáng 15/8/2013. Ảnh: vneconomy.vn
Cũng ngày hôm qua, Triển lãm sản phẩm
Thái Lan 2013 – Tuần lễ Thái Lan tại Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội khai mạc và
diễn ra từ 15-18/8. Dầu máy, dầu nhớt PTT
đang được quảng cáo tại quầy E3-E18 của Triển lãm.
Cắt
băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Lan Hương - hanoimoi.com.vn
Đó là bước đi khôn ngoan và nhanh
nhạy để sản phẩm của PTT từng bước xâm nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
Nói “khôn ngoan và nhanh nhạy” là vì việc quảng bá đó đồng thời với sự kiện họp
báo Lễ công bố khởi động lập dự án 28-30 tỷ USD kể trên.
Con số 27 tỷ đô nghe đã “ngợp”, nay
chuẩn bị làm báo cáo khả thi của dự án, lại có thể tăng lên đến 30 tỷ. Ngợp thực
sự chứ gì nữa. Về quy mô và vốn đầu tư, siêu dự án này cho đến thời điểm hiện tại
là lớn nhất trong số các dự án FDI tại Việt Nam. Còn
nếu chỉ so sánh với riêng địa phương thôi, đã là một con số rất lớn so với vốn
đăng ký 1,7 tỷ USD của 52 dự án FDI mà tỉnh Bình Định đã thu hút được trong nhiều
năm qua.
Phấn
khởi quá đi chứ. Với một tỉnh miền Trung còn nghèo như Bình Định, khi dự án được
phê duyệt, triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sẽ tạo ra nhiều vạn việc làm (cho từ 10.000
- 30.000 lao động trực tiếp và khoảng 100.000 lao động gián tiếp), là cơ hội, là cú hích để phát triển
KT-XH không chỉ cho Bình Định mà còn với nhiều tỉnh
lân cận, thậm chí toàn quốc.
Thời gian đầu khi PTT mới đề xuất đầu
tư cho dự án Nhơn Hội, có nhiều ý kiến e ngại hoặc phản bác, rằng rất
khó bình luận dự án có khả thi hay không, vì chưa có đủ thông tin.
Một
lãnh đạo của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng hiện Việt Nam không cần thêm
nhà máy lọc dầu và lo ngại khả năng thu xếp vốn của dự án. PetroVietnam đề nghị
Bộ Công Thương không nên đồng ý dự án của PTT nhằm tránh tình trạng mất cân
bằng cung cầu. Bộ Tài chính đề nghị nhà
đầu tư giải trình, chứng minh rõ năng lực tài chính.
Các
dự án lọc hóa dầu tại Việt Nam
1.
Nhà máy lọc dầu Dung
Quất, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm, hiện đang cung cấp
30% lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước.
2.
Nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn - Thanh Hóa. Vốn
FDI - 9 tỷ USD, do Công ty Idemitsu Kosan (Nhật) nắm giữ 35,1% cổ phần, Công ty Dầu khí quốc gia Kuwait 35,1%, PetroVietnam 25,1% và Công ty Mitsui Chemicals (Nhật) 4,7%. Dự án
đang đầu tư, sẽ cung cấp 30% lượng
xăng dầu tiêu thụ cả nước.
3. Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam thuộc PetroVietnam, đang đầu tư.
4.
Nhà máy lọc hóa dầu Nam Vân Phong (Khánh
Hòa), thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Vốn đầu tư dự kiến
ban đầu khoảng 4,4 - 4,8 tỷ USD. Đăng ký đầu tư: từ năm 2008.
5.
Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô tại huyện Đông Hòa,
tỉnh Phú Yên. Tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD từ Công ty TNHH Technostar Management
(Vương quốc Anh) và Công ty Dầu khí Telloil (Cộng hòa Liên bang Nga). UBND tỉnh
Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007. Nguồn nguyên liệu của Nga và Trung
Đông với sản lượng khoảng 8 triệu tấn/năm.
6.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tại Khu công nghiệp
dầu khí Long Sơn, Vũng Tàu. Vốn đầu tư 4,5 tỷ đôla, trong đó, phía Thái Lan đang
nắm 71% cổ phần, phía Việt Nam giữ 29%.
7.
Nhà máy Lọc dầu Cần Thơ tại
KCN Ô Môn, TP Cần Thơ. Chủ
đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech
Limited B.V.I (Hoa Kỳ). Dự án có vốn đầu tư 538 triệu USD, được cấp phép từ năm
2008 nhưng vẫn chưa triển khai xây dựng.
Bộ Công Thương
dự kiến đến năm 2015 sẽ xây dựng xong 3 - 5 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công
suất khoảng 26 - 32 triệu tấn/năm, xây dựng và đưa vào vận hành từ 1 - 2 tổ hợp
hóa dầu sản xuất các sản phẩm hóa dầu cơ bản.
Có
ý kiến đặt ra trường hợp, nếu Nhà
nước bắt buộc phải bán sản phẩm dưới giá nhập khẩu và bù lỗ cho các nhà nhập khẩu
thì phải có chính sách thích hợp thế nào đối với nhà đầu tư nước ngoài (ở đây
là PTT) khi họ cũng phải bán với giá thấp như các nhà nhập khẩu.
Có ý kiến lập luận rằng, với thị trường ngoài nước, sẽ
cạnh tranh quyết liệt với các hãng lớn, có kinh nghiệm lâu năm với giá bán thấp
do nhà máy của họ đã hết khấu hao. Nếu nhà máy định hướng chủ yếu để xuất khẩu (Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực)
thì sẽ giải quyết được bài toán ngoại tệ nhưng lại không đóng vai trò gì trong
việc hỗ trợ Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước. Do đó việc yêu cầu
các ưu đãi về chính sách, đặc biệt về thuế nhập khẩu xăng dầu có thể lên đến
vài tỉ đô la Mỹ mỗi năm là rất khó. Đó là bài toán PTT phải cân đối.
Có ý kiến băn khoăn về khả
năng tiếp nhận của địa phương, cũng như yêu cầu về kết nối cơ sở hạ tầng, kỹ
thuật của nhà đầu tư.
V.v...
và v.v...
Phía PTT và UBND tỉnh Bình Định đã
phối hợp nhịp nhàng để giải trình bước đầu về tính khả thi của dự án.
Ông Sukrit Surabotsopon (trái), Phó
giám đốc điều hàng cao cấp Tập đoàn Dầu khí Thái Lan và ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định, sáng 15/8/13. Ảnh: Trí Tín - vnexpress.net.
Ta hãy cùng nhau xem xét một số
khía cạnh để thấy nội dung này.
-
Quy mô loại dự án này phải có công suất lớn, tối thiểu trên 15 triệu tấn/năm, trong
khi thiết kế của nó là 30 triệu tấn/năm.
- Nguồn
nguyên liệu: Phần lớn nguồn cung cấp nguyên liệu được đảm bảo dài hạn hoặc có
khả năng chế biến các loại dầu phổ biến trên thế giới (dầu chua, trung bình
hoặc nặng); Giá nguyên liệu dài hạn phải được cố định trước theo một loại dầu
chuẩn. PTT đã chứng minh được khả năng tài chính và giải trình rằng sẽ hoàn
toàn thu xếp được nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ.
PTT đã đưa ra minh chứng bấy lâu nay các nhà máy lọc dầu ở Thái Lan nhập dầu
thô từ các nguồn đó.
- Về
phân phối sản phẩm, PTT giải trình về đầu ra của sản phẩm sẽ không làm ảnh
hưởng đến thị trường xăng dầu trong nước
của Việt Nam, chủ yếu để xuất khẩu (Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác trong khu
vực).
- Tiềm
lực tài chính:
+ Nhà
đầu tư có tiềm lực tài chính tốt để đảm bảo có thể thu xếp góp vốn cũng như vốn
vay từ các tổ chức tín dụng. Cụ thể, PTT có vốn sở
hữu hơn 150 tỷ USD, doanh thu hơn 80 tỷ USD/năm, lợi nhuận gần 3,5 tỷ USD/năm. PTT là nhà đầu tư có năng lực, nằm trong top 100 tập đoàn
lớn nhất thế giới hiện nay. Trong chiến lược phát triển của PTT, Tập đoàn đã có
kế hoạch phát triển một nhà máy lọc hóa dầu ở khu vực đủ năng lực cạnh tranh
với thế giới.
+ Chính
phủ Thái Lan đã khẳng định PTT là một tập đoàn của Nhà nước, phần lớn vốn là do
Bộ Tài chính Thái Lan quản lý nên không lo về khoản tài chính đầu tư cho dự án.
Chính phủ Thái Lan cũng đã chính thức đề nghị phía Việt Nam ủng hộ dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội của PTT.
Logo
của PTT. Ảnh: pttplc.com.
- Một
số lợi thế:
Sau quá trình khảo sát các vị trí ở Việt Nam, Malaysia,
Myanmar… PTT quyết định đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội vì đây là mảnh đất có
đủ điều kiện, hội đủ tiêu chí để triển khai nhà máy lọc hóa dầu.
Một góc thành phố Quy Nhơn. Ảnh:
binhdinh.vietccr.vn
+ Giao thông thuận tiện:
Đường biển: Nhơn Hội có cảng
nước sâu, kín gió, nằm trên đường giao thương quốc tế, có thể ra Bắc, vào Nam,
đi ra với khu vực và trên thế giới. Hiện tại có Cảng Quy Nhơn là cảng tổng
hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ và cảng Thị Nại.
Đường bộ: có quốc lộ 1A chạy qua, có
quốc lộ 1D tới T.X Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, có quốc lộ 19 nối với Gia Lai và các
tỉnh Tây Nguyên.
Đường sắt: có ga Quy Nhơn, là một
điểm dừng quan trọng của tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Đường hàng không: có sân bay Phù Cát là một trong những sân
bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây
Nguyên. Các 3 đường bay đang khai thác với tần suất 7 hoặc 14 chuyến/tuần.
+ Hỗ trợ nhà đầu tư: Tại Khu kinh tế Nhơn Hội, hơn
2.000ha phạm vi dự án là đất sạch (không phải đền bù, giải phóng mặt bằng, có
hạ tầng dùng chung). Giá thuê đất rẻ, 15 - 16 USD/m² trong 50 năm.
+ Sự ủng hộ của tỉnh Bình Định và Chính phủ, Bộ Công
Thương.
Theo nhìn nhận của lãnh đạo tỉnh, đến giờ phút này những
hoài nghi về dự án đã được giải trình và có lẽ cơ bản đã được giải tỏa. Về lâu dài, dự án lọc hóa dầu sẽ
không ảnh hưởng gì đến các dự án công nghiệp cận kề và hơn hết là việc quy hoạch
đã đảm bảo mức độ khoảng cách cũng như mức độ an toàn trong Khu công nghiệp
Nhơn Hội.
Ban tư vấn dự án trong buổi họp báo. Ảnh: Đ.N.T - thanhnien.com.vn
Dự án đã nhận được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, của
Bộ Công Thương – bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực dầu khí. Bên cạnh đó, các
chuyên gia trong ngành cũng nêu quan điểm đồng thuận về dự án.
Nguồn tham khảo:
Các báo điện tử: vnexpress.net, baodautu.vn,
vneconomy.vn, vov.vn, dantri.com.vn, thanhnien.com.vn.
Ca dao về Bình Định: sưu tầm Internet.
An Bường
16/8/2013