(khampha)- Trong
khi Chính phủ Nhật Bản khá chú trọng đến công tác truyền thông để đưa KHCN đến
với từng người dân, thì Thái Lan lại đầu tư nguồn lực một cách tập trung để
phát triển những ngành công nghệ trọng điểm, có ưu thế lớn.
Nhật
Bản: Chú trọng truyền thông về KHCN
Để khơi
dậy sự đam mê khoa học một cách sâu rộng, Nhật Bản đã hình thành một hệ thống
các bảo tàng khoa học trên khắp cả nước, nhằm giới thiệu những thành quả lao
động sáng tạo của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử.
Những
thành tựu KHCN mới nhất cũng thường xuyên được tổ chức giới thiệu đến người dân
một cách dễ hiểu, gần gũi. Bên cạnh đó là những buổi hoạt động, giao lưu giữa
nhà khoa học với công chúng, có sự phối hợp giữa các trường ĐH để nâng cao kiến
thức về khoa học cho sinh viên…
Ngoài
ra, Nhật Bản cũng tổ chức “Chương trình đối tác khoa học” nhằm thúc đẩy sự hợp
tác giữa các viện bảo tàng khoa học với các trường ĐH, CĐ, THPT. Qua đó, tạo
môi trường để làm việc cùng nhau trong các hoạt động học tập và nghiên cứu, mở
rộng cơ hội cho giới trẻ và trẻ em tiếp xúc với KHCN.
Nhật Bản là một trong
những quốc gia đứng đầu thế giới về KHCN
Để đẩy
mạnh truyền thông về KHCN, Chính phủ Nhật Bản luôn dành ưu tiên sử dụng những
công nghệ truyền thông mới nhất để cung cấp thông tin KHCN qua một “Trung tâm
khoa học ảo”. Đồng thời, tổ chức thuyết trình công khai các kết quả nghiên cứu
khoa học tại nhiều trường ĐH. Cùng với đó là các sự kiện toàn quốc như: “Tuần
lễ khoa học và công nghệ”, “Ngày năng lượng nguyên tử”, “Ngày không gian”…
Hiện
nay, nền KHCN Nhật Bản đang giữ một vị trí quan trọng trong KHCN Quốc tế. Do
đó, Chính phủ Nhật Bản ngày càng có nhiều chính sách, chủ trương nhằm duy trì,
bảo vệ những thành tựu đã có, đồng thời khuyến khích hoạt động nghiên cứu và
phát triển mạnh hơn nữa.
Một
chính sách quan trọng mà Chính phủ Nhật Bản luôn muốn tăng cường, mở rộng đó là
hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN. Hội đồng Chính sách KHCN Quốc
gia đã công bố văn kiện “Hướng tới tăng cường ngoại giao khoa học công nghệ”.
Theo đó, Nhật Bản sẽ sử dụng năng lực của mình trong lĩnh vực KHCN để
giải quyết các vấn đề toàn cầu và hợp tác với nước khác.
Đối với
Việt Nam, thời gian qua, rất nhiều dự án hợp tác, hỗ trợ qua lại từ phía Nhật
Bản đã được triển khai và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như: Dự án hợp tác
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp nông sản sạch cho thị trường
Nhật Bản; Dự án hợp tác về đào tạo, sản xuất chip vi mạch bán dẫn; Dự án về đầu
tư phòng thí nghiệm trọng điểm…
Thái
Lan: Ưu tiên phát triển những ngành trọng điểm
Sau
cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, Thái Lan đã đề xuất “Kế hoạch phát triển kinh tế
và xã hội lần thứ 9 (2002 -2006).
Theo kế
hoạch này, một số biện pháp được đưa ra nhằm cải thiện mối quan hệ giữa ngành
công nghiệp và khoa học như: Xây dựng các khu ươm tạo, tăng cường năng lực của
các Viện nghiên cứu công, tạo cơ hội nghề nghiệp cho các nhà khoa học… được
thực hiện một cách triệt để. Đối với một số cơ quan khoa học quan trọng, Chính
phủ Thái Lan cũng ưu tiên tiến hành hiện đại hóa và trang bị cơ sở vật
chất tốt nhất.
Tiếp
đó, Chính phủ Thái Lan lại đề ra thêm “Kế hoạch hành động khoa học và công nghệ
(2002 -2006)” với 4 mục tiêu chính: Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của
công nghệ thông qua các doanh nghiệp trong lĩnh vực trọng yếu; Nâng cao chất
lượng nhân lực KHCN; Cải tổ hệ thống quản lý và quy trình hoạch định chính sách
KHCN để hiệu quả hơn; Tăng cường chất lượng ở các cơ hội học hỏi KHCN
trên toàn xã hội.
Chính
phủ Thái Lan cũng đã đưa ra 4 ngành công nghiệp chủ chốt được xác định là ưu
tiên quốc gia gồm: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông,
công nghệ vật liệu và công nghệ nano.
Đồng
thời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài và
đẩy mạnh nghiên cứu từ trong nước ở các lĩnh vực trọng điểm này. Từ đó, tạo
tiền đề và tiềm lực kinh tế để tiếp tục phát triển thêm những ngành công nghiệp
mũi nhọn khác.
Tập trung nguồn lực
để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm là chính sách KHCN của Thái
Lan
Đến
nay, Thái Lan đã trở thành nước có nền tảng KHCN tương đối vững chắc so với các
nước trong khu vực. Nước này đã thành công trong việc tạo dựng những ngành công
nghiệp có tầm cỡ quốc tế như công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp điện và
điện tử. Cùng với đó là một lực lượng nhân công có tay nghề tương đối cao.
Để làm
được điều đó, có thể nói, các chính sách ưu tiên phát triển KHCN của Chính phủ
giữ một vai trò chủ đạo trong việc thích ứng với một thế giới đầy cạnh tranh
như hiện nay.
Thiện An
Thiện An