Vậy tại sao những cố gắng của chúng ta lại thiếu hiệu quả? Có quá
nhiều nguyên nhân, trong khuôn khổ bài viết, người viết chỉ đề cập đến phạm vi
môn bóng đá.
Hạn chế đầu tiên đó chính là một cơ chế
không rõ ràng, hay nói đúng hơn là thiếu định hướng của những người đứng đầu
làm công tác chuyên môn tại VFF.
Tại Thái Lan mục tiêu xã hội hóa và phổ cập bóng đá
được thực hiện triệt để đến hầu hết các bậc mầm non, tiểu học, cho đến cấp đại
học.
Bởi những môi trường đó là nền móng tốt
để sản sinh ra các cầu thủ có đủ nhận thức và nền tảng dinh dưỡng thể lực đáp
ứng được yêu cầu trở thành VĐV chuyên nghiệp.
Ông Dương Nghiệp Chí, nguyên Viện trưởng Viện KH TDTT: “Các vận động viên năng khiếu của chúng ta được đào tạo trong một môi trường chưa hoàn thiện cả về kiến thức văn hóa, dinh dưỡng thì không thể là những hạt nhân tốt cho các ĐTQG".
Hạn chế thứ hai là hạn chế về công tác
định hướng chuẩn hóa đào tạo các HLV.
Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) tập
trung vào các CLB có lò đào tạo chuyên nghiệp,với những HLV mang tư duy sâu
rộng về công tác đào tạo trẻ.
Ở đó những hạt nhân đã được tuyển chọn từ
những mầm non bóng đá học đường sẽ bước vào quá trình bồi dưỡng để trưởng thành.
Những HLV như Kiatisak Seanamuang,
Promput Chowketawe hiện tại của ĐT Thái Lan đều
được tu nghiệp tại các quốc gia phát triển như Anh, Đức.
Chính HLV Hoàng Anh Tuấn người được coi
là HLV có nhiều bằng cấp quốc tế nhất của Việt Nam đã phát biểu:
“Tại các khóa học HLV bằng A, B, C của
FIFA trong khu vực, hoàn toàn không thấy những HLV người Thái xuất hiện. Nhưng
khi tôi sang Đức để theo học những lớp học nâng cao thì thấy rất nhiều HLV Thái
Lan tham dự”.
Đó chính là nguyên nhân vì sao các cầu
thủ và HLV Thái Lan có nhận thức chuyên nghiệp và tư duy trưởng thành hơn hẳn
so với các quốc gia khác trong khu vực.
Teerasil Dangda là cầu
thủ Đông Nam Á đầu tiên đươc khoác áo một CLB tại La Liga. Anh đã chơi 10 trận,
ghi 1 bàn cho Almeria.
Sau trận giao hữu với U23 Hàn Quốc vừa
qua, HLV Miura đã cay
đắng nói sau khi 3 học trò bị chấn thương: “Hôm nay chúng tôi đã nhận được một
bài học về khả năng tranh chấp với các cầu thủ U23 Hàn Quốc.
Dù cả hai bên cùng tranh chấp trong tình
huống 50-50 mà cầu thủ chúng tôi lại bị đau. Điều này cho thấy khoảng cách giữa
2 nền bóng đá“.
Còn người Thái hiếm khi gặp phải những
trường hợp tương tự.
Ngày
mai, ĐT Việt Nam thi đấu với Thái Lan. Cho dù chúng ta đứng trên người Thái ở BXH
FIFA, đoàn quân của HLV Miura vẫn
bị đánh giá thấp hơn.
Và
kể cả nếu thắng được Thái Lan, ai có thể tự tin nói bóng đá Việt Nam đã vượt
qua "người hàng xóm"?
(theo Trí
Thức Trẻ) - soha.vn