(Cadn.com.vn)
- Cuộc đảo chính quân sự đang tiếp tục đẩy Thái Lan vào ngõ cụt
mới, bế tắc hơn.
Đảo chính quân sự
có vẻ như không có gì quá đặc biệt đối với người dân Thái. Nhưng câu
hỏi
đặt ra là liệu “đất nước của những nụ cười” có thật sự cảm nhận được nền dân chủ thật sự hay không?
đặt ra là liệu “đất nước của những nụ cười” có thật sự cảm nhận được nền dân chủ thật sự hay không?
Hay quốc gia Chùa Vàng này
lâu nay vẫn mãi đè nặng bởi sự thống trị của một lực lượng bảo
hoàng và giàu có cùng với sự chia rẽ chính trị giữa các tầng lớp
nghèo thành thị và nông thôn?
Những người
chống đối chính phủ ủng hộ đảo chính, nhưng đó rõ ràng không phải là
giải pháp khả thi. Ảnh: CNN
ĐẢO CHÍNH LÀ GIẢI
PHÁP DUY NHẤT?
Nhiều người ủng
hộ đảo chính, đều là phe Áo vàng, cho rằng, đảo chính lần này có
khác so với 18 lần đảo chính trước đó khi đây rõ ràng là điều được
dự báo trước, kết quả dường như đã quá hiển nhiên. Tuy nhiên, đây chỉ
là cái cớ cho luận điệu được đưa ra “đảo chính là giải pháp duy
nhất để cứu cánh nền chính trị Thái Lan”.
Quân đội lật đổ
chính phủ của đảng Peau Thai, trong đó có nguồn gốc chủ yếu là
người nghèo nông thôn ở phía bắc và đông bắc. Các tướng quân đội
tuyên bố muốn “lập lại trật tự, hòa bình” và ngăn chặn bạo lực
tiềm năng giữa các nhóm biểu tình đầy màu sắc. Áo vàng - đại diện
cho tầng lớp đô thị căm ghét sự thức tỉnh chính trị của người nghèo
nông thôn và muốn một nền dân chủ ưu tú. Áo đỏ - đại diện cho người
nghèo, bực bội khi luôn bị các tầng lớp ưu tú chi phối và nhiều lần
lật đổ đảng “của những người nghèo” từ năm 2006.
Rõ ràng, bế tắc
trên đường phố tạo bất ổn chính trị trong hơn 6 tháng qua và khiến
kinh tế trì trệ. Nhưng liệu việc quân đội can thiệp như thế này có
phải là giải pháp cuối cùng? Người ta giờ đang phân vân không hiểu
quân đội sẽ làm thế nào để bắt đầu quá trình chuyển đổi trở lại
cho một chính quyền dân sự. Có lẽ, Vua Bhumibol Adulyadej sẽ phải vào
cuộc và tuyên bố đứng về phía nào đó như ông từng làm trong quá
khứ. Đó sẽ là cơ sở để quân đội “chọn mặt gửi vàng” mặc dù quyền
lực của Vua Bhumibol cũng chỉ mang tính tượng trưng trong nền dân chủ
“quá đầy đủ” tại Thái Lan.
Lịch sử chứng
minh, quân đội Hoàng gia và tầng lớp ưu tú đã sử dụng chế độ quân
chủ - vốn được người dân tôn kính - để hưởng lợi. Khu vực Bangkok luôn
nhận được nhiều lợi ích của chính phủ hơn so với khu vực phía bắc
và đông bắc nghèo khó. Mọi việc thay đổi vào năm 2001 khi doanh nhân
giàu có Thaksin Shinawatra được bầu làm Thủ tướng. Chính sách “dân
túy” của ông rất được lòng người dân nông thôn và người nghèo nhưng
lại là cái gai trong mắt tầng lớp người giàu và bảo hoàng Thái.
Sau khi ông Thaksin
bị lật đổ vào năm 2006, liên tiếp những người ủng hộ ông lên nắm
quyền. Nhưng giấc mơ ngắn chẳng tày gang. Tất cả đều bị một “sức
mạnh vô hình” hất cẳng không thương tiếc. Mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn
khiến chính trường Thái Lan chưa bao giờ yên ả kể từ năm 2006. Tuy nhiên,
không bên nào cố gắng ngồi lại gần nhau để giải quyết sự khác biệt
vì khác biệt quá lớn về lợi ích.
Và một khi chưa
thể giải bài toán lợi ích này, đảo chính chỉ càng khiến nền chính
trị rơi vào vòng xoáy bế tắc mà thôi.
MỐI LO KINH TẾ
Vốn đang chịu
nhiều thiệt hại về kinh tế kể từ khi biểu tình bùng phát cuối năm
2013, Thái Lan đang rất cần nguồn đầu tư nước ngoài để kích thích
thương mại và cả du lịch.
Tuy nhiên, cuộc đảo
chính lần này có nguy cơ đẩy nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á
này vào giai đoạn khủng hoảng mới. Ngay sau khi đảo chính, tiền baht
của Thái Lan giảm giá nghiêm trọng. Trong khi đó, niềm tin của giới
đầu tư vào nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ này cũng bị nhấn chìm
theo đảo chính.
Bên cạnh đó, trước
phản ứng dồn dập và mạnh mẽ của các nước trên thế giới, giới phân
tích cho rằng, quân đội Thái Lan chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều
lệnh trừng phạt nghiêm khắc. Australia đã chỉ trích cuộc đảo chính
quân sự ở Thái Lan và khẳng định đang xem xét lại các mối quan hệ
với Bangkok. Mỹ phản ứng gay gắt nhất khi ngay lập tức tuyên bố ngừng
quan hệ quân sự với Thái Lan và khẳng định “đang xem xét các lĩnh
vực hợp tác khác”.
Rõ ràng, đảo
chính quân sự chính là thử thách mới đối với Thái Lan. Bởi cho đến
thời điểm này, vẫn chưa rõ những bước đi tiếp theo của quân đội mặc
dù Tư lệnh Prayuth đã tự phong là quyền Thủ tướng cho đến khi tìm
được nhân vật đảm nhận chính thức cương vị này.
Khả Anh
Quân đội bắt giữ cựu Thủ tướng Yingluck
Chính phủ quân sự Thái Lan ngày 23-5 đã bắt giữ cựu Thủ tướng
Yingluck Shinawatra và các thành viên gia đình sau khi triệu tập bà cùng
các bộ trưởng khác tham gia cuộc đàm phán.
Một sĩ quan quân đội cấp cao nói: "Chúng tôi đã bắt giữ bà
Yingluck, em gái và em rể của bà". Hai người thân này của bà
Yingluck đều nắm giữ những chức vụ chính trị hàng đầu. Viên sĩ
quan nói trên từ chối tiết lộ nơi bà Yingluck bị giam giữ và khẳng
định quân đội trước hết cần tổ chức các vấn đề của đất nước.
|
(cadn.com.vn)