Khái niệm về đồ gốm
Nói về công việc có liên quan đến nghề đồ gốm thì cũng nên đưa ra chút xíu
khái niệm về đồ gốm. Trong phạm vi bài viết này cũng như sự hiểu biết của tác
giả còn hạn chế, thế nào là
đồ đất nung, là sành, là sứ, là gốm thì khái niệm
về các loại sản phẩm này nhiều lắm, thậm chí là khác nhau, không chỉ ở một quốc
gia, mà còn với các nước trên thế giới.
Xin được tóm tắt như thế này sau khi tham khảo trang thusuutap.vn:
Theo
Trương Thị Minh Hằng, dựa trên thành quả của những người đi trước, trong đó có
tham khảo cuốn sách Nghệ thuật gốm Việt Nam của Trần Khánh Chương, bà đã phân
chia toàn bộ đồ gốm Việt Nam thành 5 loại gốm như sau: 1. Đất nung, 2. Sành
nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ.
Sổ
tay nghệ thuật Nhật Bản (Noritake Tsuda 1990, tr.220), gốm Nhật được phân làm 4
loại: 1. doki (thổ khí): đất nung; 2. toki (đào khí): đất nung có men; 3. sekki
(thạch khí): sành và 4. jiki (từ khí): sứ.
GS.
Kiều Thu Hoạch cho rằng gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành 4 loại như trên.
Còn
theo Nguyễn Văn Y: “Gốm là tiếng gọi chung nhất của mấy loại trên. Nhưng trên
thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó
khác các loại trên không ít. Một phần còn do nguyên nhân lịch sử: sứ ra đời rất
muộn so với họ nhà gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi “Gốm và Sứ”, ở
châu Âu thường gọi “Cerramique et Pocelaine” là đều do thói quen hoặc có dụng
ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm”.
Pariwat
Thammapreechakorn & Kritsada Pinsri (trong cuốn Ceramic Art in Thailand) đã
chia đồ gốm Thái làm 4 loại: 1) Gốm nâu đỏ không tráng men, nhiệt độ nung tối
thiểu 850 độ C; 2) Gốm bằng đất sét nung/Sành, trong khoảng 880–1.150 độ C; 3) Sành
cứng/Gốm làm từ sa thạch, 1.150-1.300 độ C; 4) Sứ, 1.300–1.450 độ C.
Bởi
vậy, trong loạt bài này, người viết tạm dùng một từ chung cho tất cả các sản
phẩm gốm-sành-sứ (theo cách nói dân thường) là “đồ gốm” cho tiện và đỡ nhầm
lẫn. Nếu có chỗ nào sai sót, xin các bạn đọc hiểu biết chỉ giáo.
Đồ gốm Thái Lan
Thái
Lan có truyền thống sản xuất đồ gốm từ rất sớm, 7-10 nghìn năm trước đây.
Đồ
gốm truyền thống bao gồm: Gạch lát sàn, ốp tường, ngói lợp nhà; Đồ vệ sinh; Bộ
đồ ăn; Đồ quà tặng và trang trí; Vật liệu cách điện.
Đồ
sứ chất lượng cao bao gồm: Sứ xây dựng; Sứ điện; Sứ y tế.
Công nghiệp gốm Lampang
Lampang là một trong những nơi sản xuất gốm quan trọng nhất ở vùng bắc Thái
Lan, do có nguồn đất sét trắng.
Cả tỉnh có 30 xưởng gốm có quy mô lớn và vừa, có 120 xưởng nhỏ, đóng góp
cho ngân sách tỉnh hàng năm khoảng hàng nghìn triệu bạt.
Trung tâm Phân phối và triển lãm đồ gốm và hàng thủ công Lampang
Tên chính thức thì dài dòng như vậy, nhưng do đối tượng sản phẩm chủ yếu là
đồ đồ gốm, nên người ta hay gọi ngắn gọn là Trung tâm đồ gốm Lampang. Trung tâm
được thành lập chưa lâu, mới từ năm 2008, trực thuộc Cục xúc tiến công nghiệp
(Bộ Công nghiệp Thái Lan). Khuôn viên của Trung tâm rộng 7,73 ha. Ngoài việc
trưng bày, giới thiệu sản phẩm, Trung tâm còn có nhiệm vụ phân phối sản phẩm.
Phía trước cổng Trung tâm.
Một số hiện vật bằng gốm trên các bãi cỏ và hành lang trong khuôn viên Trung
tâm.
Một số hình ảnh trưng bày bên trong Trung tâm.
Một trong các mô hình sản xuất gốm thời xưa.
Tại các gian hàng đồ gốm phía ngoài cổng Trung tâm.
5 lò gốm (xưởng) tham gia dự án
1. Xưởng Sombun (quy mô vừa)
Sản phẩm chủ yếu: Bộ đồ ăn.
Một công đoạn sản xuất đồ gốm.
Các sản phẩm đồ gồ còn là thế mạnh của cơ sở này.
2. Xưởng Lampang Kaew (quy mô vừa)
Sản phẩm chủ yếu: Người-thú-đồ trang trí lưu niệm
Các chàng mèo, nàng mèo ngộ nghĩnh.
Một trong 2 cây dừa ở sân xưởng.
3. Xưởng Dadear (quy mô nhỏ)
Sản phẩm chủ yếu: Con thú.
4. Xưởng Geawalee (quy mô nhỏ)
Sản phẩm chủ yếu: Bình hoa.
Các loại bình hoa khác nhau.
Xưởng nhìn từ phía ruộng.
5. Xưởng Kongta (quy mô nhỏ)
Sản phẩm chủ yếu: Bình hoa; Con thú-đồ trang trí.
Tủ và kệ mẫu sản phẩm đa dạng.
Bán thành phẩm chưa nung.
(còn nữa)
Bài và ảnh: An Bường
(Nguồn tham khảo: Trung tâm đồ
gốm Lampang, thusuutap.vn)
Xem thêm:
Chuyến công tác ở Lampang – 1 (Chào “Lampang lạnh lắm”)
Mời đón xem:
Chuyến công tác ở Lampang – 3 (Công việc
chuẩn bị)
P/S:
Bạn đọc nào cần trao
đổi, góp ý, xin liên lạc với Mr An Bường.
Email:
siamviet@gmail.com