Trí thức trẻ - Cuối năm 2012,
chúng tôi đã có bài viết về Fraser&Neave (F&N), tập đoàn đồ uống-bất động sản lớn của Singapore; đây chính là
cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk, đồng thời sở
hữu nhiều
bất động sản có giá trị tại Việt Nam như tòa tháp Melinh Point Tower
tại trung tâm Tp.HCM hay Fraser Suites Hà Nội.
Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (bên phải)
và con trai, Thapana - hiện đang là CEO của Thaibev
Bẵng
đi một thời gian, F&N đã "đổi chủ", nằm dưới quyền kiểm soát của
tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Thông qua hai công
ty dưới trướng của mình là ThaiBev và TCC Assets, tỉ phú này đã thâu tóm trên
51% cổ phần của hãng đồ uống lớn nhất Singapore.
Bản
thân ThaiBev hiện cũng là doanh nghiệp đồ uống lớn nhất Thái Lan.
Nổi
đình nổi đám trong cuộc chiến với các ông lớn ngành bia như Carsberg, Heineken
nhưng bia lại không phải là sản phẩm mang lại doanh thu lớn cho tỉ phú người
Thái. Năm 2012, doanh thu mảng bia của Thaibev chỉ chiếm 21% doanh thu của cả
tập đoàn, khoảng 1 tỉ USD. Lượng bia sản xuất của tập đoàn đạt 643 triệu lít,
bằng một nửa so với Sabeco, doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam.
Mảng
kinh doanh thu lời nhiều nhất của Thaibev là rượu, chiếm 58% tổng doanh thu.
Ngoài ra, những năm gần đây, sau khi bia và rượu bị lên án mạnh mẽ tại Thái
Lan, Thaibev đã chuyển hướng sang mảng đồ uống không cồn.
Đầu
năm nay, sau khi hợp đồng phân phối giữa SermSuk Plc (thuộc quyền sở hữu của
Thaibev) với PepsiCo kết thúc, Thaibev đã nhanh chóng "đá" đối tác 59
năm của mình ra khỏi thị trường, đồng thời cho ra lò EST, loại nước có gas mang
hình ảnh "na ná" Pepsi.
Thương
vụ thâu tóm F&N cũng giúp tỉ phú Thái Lan tiến một bước dài trong mảng đồ
uống không cồn. F&N hiện dẫn đầu thị trường đồ uống tại cả Singapore và
Malaysia, và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều thị trường trong khu vực Đông
Nam Á và Châu Đại Dương.
Bên
cạnh việc mở rộng thị phần, những vụ thâu tóm đã giúp tài sản của tỉ phú Thái
Lan tăng chóng mặt. Tính đến tháng 7/2013, theo Forbes, tài sản của tỷ phú
Charoen đạt 10,6 tỷ USD là người giàu thứ 3 tại Thái Lan sau ông
chủ C.P Group Dhanin Chearavanont và gia đình Chirathivat.
Dấu chân tại Việt Nam
Trong
số các tập đoàn dưới trướng tỉ phú Thái Lan, có thể kể tới 3 cái tên lớn nhất
đó là ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli
Jucker hoạt động đa ngành (đồ uống, sản xuất lon, chai thủy tinh, bán
lẻ, cửa hàng tiện lợi...), và TCC Land trong lĩnh vực bất động
sản.
Tại
Việt Nam, ThaiBev vẫn chưa có động thái nào. Tuy nhiên hai công ty còn lại của
ông Charoen đã có mặt. Rõ ràng nhất là Berli Jucker (BJC).
BJC
đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai
thủy tinh, lon đựng đồ uống. Quý I/2013, doanh thu của BJC tại Việt Nam là 33,4
triệu USD (khoảng 735 tỉ đồng)
Đầu
năm 2013, BJC đã có nhiều động thái đáng chú ý tại Việt Nam. Tập đoàn này đã
tiến hành nhiều thương vụ M&A, trong đó có việc bỏ ra 4,5 triệu USD (hơn 90
tỉ đồng) mua lại 75% cổ phần của hãng sản xuất đậu phụ ICHIBAN và 32 triệu USD
(hơn 670 tỉ đồng) để mua lại 65% cổ phần tại Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở
miền Bắc.
Gần
đây Berli Jucker gây bất ngờ khi "hất" Family Mart khỏi liên doanh
Family Mart - Phú Thái và nhảy vào thế chân. Sau thương vụ này, các cửa hàng
tiện lợi của Family Mart liên doanh với Phú Thái đều bị đổi tên thành B'mart.
Trong chiến lược của mình, BJC cũng nêu rõ ý định tìm cơ hội phát triển hệ
thống cửa hàng tiện lợi tại Lào và Việt Nam.
Một số tài sản
lớn tỷ phú Charoen tại Việt Nam
TTC
Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỉ phú người Thái cũng có
tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm
giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ba năm gần đây, khách sạn này
đều đạt trên 20 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận trước thuế, tương
ứng tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.
TTC
hiện quản lý nhiều khách sạn, văn phòng cũng như các bất động sản khác ở khắp
châu Á, Australia, 1 khách sạn ở châu Âu và 1 khách sạn tại Mỹ
Năm
2008, tỉ phú người Thái còn thành công trong việc mua lại chuỗi nhà hàng sushi
Nhật Bản Oishi, chuỗi nhà hàng này cũng đã xuất hiện tại Hà Nội.
Với
Thaibev, có lẽ tập đoàn này sẽ không trực tiếp lộ diện tại Việt Nam, khi mà thị
trường bia đã quá khốc liệt với sự cạnh tranh của các hãng bia hàng đầu thế
giới. Thay vào đó, Thaibev sẽ sử dụng F&N như một cánh tay nối dài tấn công
vào thị trường đồ uống không cồn và đặc biệt là thị trường sữa.
F&N
đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị ở Việt Nam và đặc biệt là khoản đầu
tư nắm giữ 9,54% cổ phần của Vinamilk. Số cổ phần này hiện đáng giá ít nhất là
500 triệu USD.
Trang Lam (Theo Trí Thức Trẻ) - cafebiz.vn