(baodatviet.vn) - Thái Lan
được coi là một trong những nước quan tâm phát triển lực lượng đặc nhiệm nhất
trong khu vực Đông Nam Á. Có mấy lý do chính như sau:
Trong nửa
sau của thế kỷ XX, các phong trào nổi dậy vũ trang trên lãnh thổ Thái Lan phát
triển mạnh. Có thể tạm chia các phong trào đó thành 03 nhóm chính:
Nhóm thứ
nhất- đó là đội quân du kích của Đảng Cộng sản Thái Lan (ĐCS). Từ năm
1960- 1961, Đảng này quyết định đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền.
ĐCS Thái
Lan đã thành lập “ Quân đội giải phóng nhân dân Thái lan” và được các cơ quan
tình báo Trung Quốc hỗ trợ - đội quân này hoạt động chủ yếu ở khu vực Đông Bắc
Thái Lan. Đến cuối những năm 80, đầu những năm 90, do không còn nhận được sự hỗ
trợ từ bên ngoài (Trung Quốc) nên cuộc chiến du kích của lực lượng này đi vào
thoái trào và không lâu sau đó họ đã chấm dứt hoạt động vũ trang.
Nhóm thứ
hai: đó là các tổ chức vũ trang ly khai dân tộc thiếu số hình thành trong các
khu rừng rậm Thái lan từ những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một số
tổ chức đến bây giờ vẫn còn đang hoạt động mạnh ở khu vực biên giới phía Tây
Thái lan.
Ngoài các
nhóm trên, gần khu vực này còn có các tổ chức du kích người Shan và Caren đang
hoạt động với mục tiêu thành lập các quốc gia Caren và Shan độc lập trên đất
Mianma - các chiến binh của những tổ chức này thường xuyên xâm nhập lãnh thổ
Thái lan.
Nhóm thứ
ba- và đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất tại nhiều tỉnh Thái Lan thời gian
gần đây - các phần tử Hồi giáo cực đoan ở phía Nam nước này.
Chiến
tranh du kích ở các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam đã buộc chính phủ Thái
Lan phải thay đổi hình thức hoạt động và phương thức tác chiến của Quân đội
cũng như các cơ cấu sức mạnh khác của Thái lan, trong đó có đặc nhiệm.
Không thể
chống lại các tổ chức du kích một cách hiệu quả bằng cách tiến hành một cuộc
chiến tranh truyền thống nên ngay từ nửa sau thế kỷ XX, Quân đội Thái lan đã
phải thành lập và phát triển các phân đội đặc nhiệm theo mô hình “Lính mũ nồi
xanh” của Mỹ và các phân đội biệt kích khác của nước ngoài.
Hiện nay,
tất cả các quân chủng của Quân đội Thái lan đều có lực lượng đặc nhiệm.
Cảnh sát
Thái Lan cũng vậy. Nhưng trong bài này chúng ta sẽ không đề cập đến Đặc nhiệm
Hải quân Thái Lan vì những thông tin này đã có trong bài “ Bí mật của Đặc nhiệm
Hải quân Thái Lan” của tác giả Trịnh Thái Bằng cũng trên DVO, ngày 2/11/2013).
Sau đây
là một số thông tin ngắn tổng hợp được về các lực lượng này:
1. Đặc
nhiệm Lục quân
Trong
biên chế của Lục quân có Lực lượng các chiến dịch đặc biệt (Đặc nhiệm) gồm 02
sư đoàn đặc nhiệm thường trực và 01 sư đoàn đặc nhiệm dự bị. Nếu tính về quân
số thì là đây là các đơn vị đặc nhiệm có quân số đông nhất của Đặc nhiệm Thái
lan nói chung - nhiệm vụ chính của Lực lượng này là chống các phong trào nổi
dậy.
Để giải
quyết các nhiệm vụ khẩn cấp, Lục quân Thái lan đã thành lập Lực lượng phản ứng
nhanh - đó là Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn bộ binh số 31 đóng ở Camp –Eravan.
Tuy trên
danh nghĩa Lực lượng phản ứng nhanh nằm trong biên chế của Tập đoàn quân số một
nhưng thực tế nó được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Lục quân và
có thể được triển khai đến bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Thái Lan trong một
thời gian rất ngắn.
Tiểu đoàn
3 có 02 đại đội bộ binh, 01 đại đội không quân, 01 đại đội pháo binh, 01 đại
đội tăng, 01 trung đội công binh và 01 trung đội phòng không.
Điểm nổi
bật của Tiểu đoàn 3 là nó khả năng cơ động rất cao và hoạt động độc lập. Đơn vị
phối thuộc để hỗ trợ cho Lực lượng phản ứng nhanh (chuyển quân) là Trung tâm
không quân của Lục quân.
2. Đặc
nhiệm cảnh vệ Hoàng gia
Cảnh vệ
Hoàng gia Thái lan có lực lượng đặc nhiệm riêng. Từ năm 1859, Thái tử
Chulalongcon đã thành lập một đội vệ sỹ Hoàng gia. Đến năm 1868, sau khi lên
ngôi, vua Chulalongcon cho thành lập đội vệ sỹ gồm 24 người.
Sau
chuyến thăm Nga, vua cho thiết kế quân phục của Vệ binh Hoàng gia theo mẫu của
Quân đội Nga Hoàng và bộ quân phục này được các vệ binh Hoàng gia mặc cho đến
tận những năm 1970.
Cảnh vệ
Hoàng gia không chỉ gồm các đơn vị nghi lễ mà còn có các phân đội bảo vệ và đặc
nhiệm. Một tiểu đoàn vệ binh (Tiểu đoàn vệ binh số 4) được thành lập để chuyên
bảo vệ gia đình Hoàng gia và các nhà lãnh đạo hàng đầu của Thái Lan. Từ đầu
những năm 1980,Tiểu đoàn này được giao thêm chức năng chống khủng bố.
Quân số
của tiểu đoàn không lớn- chỉ có 140 binh sỹ và sỹ quan (tức chỉ tương đương một
đại đội) trong đó có ban chỉ huy gồm 2 người và 6 tổ tác chiến trực thuộc (quân
số tương đương trung đội), mỗi tổ 23 người. Trong 6 tổ tác chiến đó có 4 tổ
chiến đấu và 02 tổ bắn tỉa.
Nói thêm:
Trong thành phần của Cảnh vệ Hoàng gia Thái Lan còn có sư đoàn cảnh vệ số
21(không rõ quân số là bao nhiêu). Nó được thành lập ngày 22/9/1950 để tham gia
vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ ở Triều Tiên.
Chính các
binh lính và sỹ quan của sư đoàn này đã tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam dưới
vỏ bọc là quân tình nguyện viện Mỹ kháng Việt và sau đó quay về Thái Lan (trừ
351 binh sỹ và sỹ quan bỏ mạng hoặc trở thành phế binh trên chiến trường không
thể tiếp tục chiến đấu) để tham gia các chiến dịch chống du kích ngay trên lãnh
thổ Thái Lan.
3. Đặc
nhiệm Không quân
Không
quân Thái lan có một phân đội các chiến dịch tác chiến đặc biệt (Đặc nhiệm).
Quân số của phân đội này là 100 người. Biên chế của Đặc nhiệm không quân là 1
đại đội biệt kích gồm 3 trung đội tác chiến . Địa điểm đóng quân – sân bay Đôn
mường.
Không có
nhiều thông tin về lực lượng này nhưng có thể luận ra được là nhiệm vụ chính
của nó - chống cướp máy bay và bảo vệ các căn cứ không quân. Đặc nhiệm Không
quân Thái lan được huấn luyện theo các chương trình và phương pháp huấn luyện
của Đặc nhiệm Không quân Úc.
4. Đặc
nhiệm cảnh sát – lực lượng chống khủng bố và mafia
Cảnh sát
Hoàng gia Thái Lan cũng có các phân đội đặc nhiệm riêng. Trong số đó có một
nhóm rất đáng chú ý là “ Arintkharat 26” chuyên chống khủng bố và giải cứu con
tin, Cũng chính đội này thường xuyên được sử dụng để bắt giữ các tội phạm có vũ
trang đặc biệt nguy hiểm và áp giải chúng.
Phân đội
này không chỉ được trang bị các loại vũ khí đặc biệt mà còn các phương tiện
chống bạo loạn, khiên bảo vệ bằng kim loại, thiết bị nhìn đêm và xe bọc thép.
Còn một
đội đặc nhiệm cảnh sát nữa cũng có một vai trò đặc biệt quan trọng – đó là đội
“Naresuan 261”. Đây là đội đặc nhiệm có nhiệm vụ chống lại các vụ khủng bố
chính trị và được thành lập vào năm 1983. Hiện nay, đội “Naresuan 261” còn có
nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố và tội phạm.
Ngoài ra,
các chiến binh của “Naresuan 261” còn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cá nhân cho
Nhà vua và Hoàng hậu, các thành viên khác của Hoàng gia, đại diện các cơ quan
nước ngoài và người đứng đầu các quốc gia nước ngoài trong thời gian họ công
cán tại Thái Lan.
Các nhân
viên phân đội đặc nhiệm này phải qua khóa huấn luyện ban đầu với từng nhóm 5
người một, theo mô hình của đặc nhiệm Đức GSG-9. Nội dung huấn luyện chính thời
gian này là nghiên cứu chiến thuật tiến hành các chiến dịch đặc biệt, tập luyện
bắn tỉa, tiến hành các chiến dịch dưới nước, điều khiển các phương tiện giao
thông khác nhau và rèn luyện thể lực.
Một phần
học viên được gửi đi học ở các quốc gia khác. Khóa huấn luyện cơ bản này có 5
giai đoạn. Giai đoạn một được gọi là “ Huấn luyện quốc tế chống chủ nghĩa khủng
bố” với thời gian 20 tuần. Giai đoạn hai – huấn luyện chống khủng bố sáu tuần
cho cảnh sát đương nhiệm. Giai đoạn ba gồm 12 tuần - học cách phá mìn và vô
hiệu hóa các chất nổ.
Giai đoạn
bốn với 4 tuần - huấn luyện lính cho các phân đội bắn tỉa. Và cuối cùng, giai
đoạn năm kéo dài 12 tuần chuyên sâu về những kiến thức điện tử cho các học viên
có định hướng đưa về cơ quan tham mưu và các phân đội liên lạc. Đối tác tham
gia huấn luyện “ Naresuan” là lực lượng đặc nhiệm Mỹ, Úc, Đức.
5. Cảnh sát biên giới Thái Lan
Sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, CIA đã giúp Thái lan thành lập lực lượng cảnh sát biên
giới- công khai thì trực thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, nhưng
trên thực tế đây là một lực lượng độc lập. Thành phần sỹ quan trong cảnh sát
biên giới không chỉ lấy từ các sỹ quan cảnh sát , mà còn các sỹ quan quân đội.
Trong mấy
chục năm tồn tại, cảnh sát biên giới Thái lan đã tham gia vào rất nhiều chiến
dịch chống du kích, lực lượng ly khai và các nhóm Hồi giáo cực đoan tại nhiều
khu vực khác nhau trên lãnh thổ Thái Lan. Điểm
mạnh chủ yếu của cảnh sát biên giới – đó là có khả năng cơ động rất cao. Lực
lượng này có hàng trăm trung đội ( mỗi trung đội có 32 người).
Trung
đội- đó là phân đội tác chiến chủ yếu của cảnh sát biên giới. Ngoài các phân
đội nghiệp vụ ( tác chiến), tại mỗi bộ chỉ huy- tham mưu khu vực ( vùng) của
cảnh sát biên giới còn có một hay một số trung đội được trang bị vũ khí hạng
nặng để hỗ trợ cho các phân đội tác chiến trong trường hợp cần thiết.
|
Cảnh sát
biên giới Thái lan không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, mà còn có
nhiệm vụ trinh sát ở các khu vực giáp biên, duy trì mối liên hệ với dân chúng
vùng sâu vùng xa và các dân tộc miền núi.
Cảnh sát
biên giới cũng thực hiện những nhiệm vụ thuần túy dân sự như như xây dựng các
trạm y tế, xây dựng trường học, phân phối thuốc chữa bệnh, và xây dựng các sân
bay. Như vậy, cảnh sát biên giới thực hiện chức năng như một cơ quan hành chính
và kiểm soát các khu vực giáp biên của Thái Lan.
Phân đội
không quân của cảnh sát biên giới Thái Lan có nhiệm vụ chuẩn bị và tiến hành
các chiến dịch đổ bộ, ngăn ngừa thảm họa, tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực máy
bay gặp nạn.
Mỗi nhân
viên phân đội đường không Cảnh sát biên giới phải qua một khóa huấn luyện nhảy
dù. Ngoài chức năng cứu hộ cứu nạn, phân đội này còn thực hiện các nhiệm vụ
chống khủng bố, huấn luyện nhảy dù cho lực lượng cảnh sát Hoàng gia.
6. Phần cuối
Tình hình hiện nay ở Thái Lan cho thấy là các phân
đội đặc nhiệm sẽ còn nhiều đất để hoạt động. Sau khi trấn áp các phong trào nổi
dậy ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan- các phần từ Hồi giáo cực đoan lại hoạt
động mạnh ở khu vực Nam Thái Lan.
Thêm nữa,
Thái Lan có một phần lãnh thổ nằm trong khu vực “Tam giác vàng” – nơi có nhiều
nhóm băng nhóm buôn bán ma túy hoạt động và chính phủ Thái mặc dù đã rất nỗ lực
nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để vấn nạn này.
Lê Hùng (tổng hợp- nguồn “Bình luận quân sự” (Nga)
đầu năm 2015)