(gafin)- Một nghiên cứu thực nghiệm đã
chỉ ra rằng, các cuộc đảo chính sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế trong vòng 3 năm
sau đó.
Kể từ sự
kiện đảo chính tại Thái Lan hồi tháng 5, các nhà kinh tế đã cố gắng hình dung
xem nền
kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sẽ làm gì tiếp theo. Số liệu thống kê
cho thấy Thái Lan sẽ khó đạt được bất kỳ tăng trưởng về kinh tế trong năm nay:
chi tiêu dùng yếu, đầu tư giảm, thương mại và du lịch đều sụt giảm mạnh. Sự khó
khăn đã lan đến khắp các tỉnh thành của Thái Lan và những đợt nới lỏng tiền tệ
từ Bangkok chỉ có tác dụng thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng lên gần mức cao
nhất lịch sử.
Đến khi nào người
Thái mới có thể ngồi lại vào ghế và tận hưởng quãng thời gian ổn định - Ảnh:
The Economist
Những người lạc quan thì cho rằng, việc quân đội đảo chính đã tạo ra cơ hội giúp tái thiết lập hòa bình và trật tự, bên cạnh đó nhiều thứ đang trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại, những người bi quan lại chẳng nhận thấy gì ngoài những vấn đề: cầu nội địa suy giảm, thiết quân luật,... trong khi một câu hỏi lớn vẫn còn để ngỏ: liệu quân đội có đủ sức vận hành một nền kinh tế giữa muôn vàn thay đổi và khi sự chuyển giao ngôi vị trong hoàng gia Thái Lan sắp diễn ra.
Một nghiên
cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, các cuộc đảo chính có tác động làm cho tăng
trưởng kinh tế chậm lại trung bình 2,1 điểm phần trăm trong năm đảo chính xảy
ra và giảm thêm 1,3 và 0,2 điểm phần trăm lần lượt trong hai năm đầu tiên sau
đảo chính.
Tuy nhiên, những gì Thái Lan phải gánh chịu không đơn giản chỉ là tăng trưởng không tăng lên. Mà hơn thế, chi phí cần bỏ ra để ổn định trở lại sẽ không hề nhỏ đối với Thái Lan. |
Nhiều người đang hy vọng Thái Lan sẽ thoát khỏi suy thoái theo mô hình
chữ V - tức lâm vào suy thoái nhưng hồi phục liền mạch ngay sau đó.
TMB Bank (ngân hàng trước kia của lực lượng quân đội Thái Lan), Siam Commercial
Bank (ngân hàng của gia đình hoàng gia Thái Lan) và Ngân hàng Trung ương Thái
Lan đều đồng thuận với nhận định cho rằng, kinh tế Thái Lan sẽ sớm được
cải thiện và quay trở lại tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng 4,5% vào năm 2015. Mọi
người đều hy vọng họ đúng.
Nhưng nếu đặt cùng câu hỏi trên đối với các chuyên gia kinh tế tại World Bank,
câu trả lời nhận được sẽ hoàn toàn khác. Trong tuần này, tại văn phòng đại diện
của World Bank đặt ở tầng 30 của một tòa nhà sang trọng ở Bangkok, các
chuyên gia kinh tế đã trả lời báo chí rằng, Thái Lan có thể vẫn giữ
tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong khu vực Đông Nam Á cho tận đến năm 2016. Trong
khi đó, những quốc gia láng giềng được dự báo tăng trưởng tốt hơn, chẳng hạn
như Myanmar với tỷ lệ tăng trưởng trên 8%, Campuchia và Lào khoảng 7%,
Indonesia, Malaysia và Việt Nam đều sẽ tăng trưởng khoảng 5-6%.
Chẳng ai bất ngờ với việc nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng hết sức nghèo nàn
trong năm qua. Quốc gia Đông Nam Á đã trải qua 6 tháng rúng động chính trị,
thiếu vắng một chính phủ đủ năng lực điều hành chính sách tài khóa kể từ cuối
năm 2013 sau khi Thủ tướng đương nhiệm lúc đó là Yingluck Shinawatra bị Quốc
hội phế truất, quân đội tiến hành đảo chính và lên nắm quyền điều hành đất
nước.
Một nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, các cuộc đảo chính có tác động làm
cho tăng trưởng kinh tế chậm lại trung bình 2,1 điểm phần trăm trong năm đảo
chính xảy ra và giảm thêm 1,3 và 0,2 điểm phần trăm lần lượt trong hai năm đầu
tiên sau đảo chính.
Tuy nhiên, những gì Thái Lan phải gánh chịu không đơn giản chỉ là tăng trưởng
không tăng lên. Mà hơn thế, chi phí cần bỏ ra để ổn định trở lại sẽ không hề
nhỏ đối với Thái Lan.
Paul Collier, giáo sư kinh tế tại trường đại học Oxford nhấn mạnh rằng, các
cuộc đảo chính "không phải cách tiết kiệm nhất để tái thiết lập một chính
phủ", bởi những tác động của một lần đảo chính sẽ được tích lũy theo thời
gian và tác động trong suốt nhiều năm. Kết quả là tổng sản phẩm quốc nội có thể
chịu suy giảm đến 7%. Theo World Bank, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Thái Lan
sẽ giảm trong ngắn hạn bắt đầu từ năm nay cho ít nhất đến năm 2016.
Nguồn Theo DVO/ The Economist - gafin.vn