13/9/14

Việt Nam-Thái Lan: 'Bắt tay' phát triển công nghiệp hỗ trợ

(DĐDN)- Tiếp theo những vấn đề về công nghiệp hỗ trợ (CNHT) mà DĐDN đã đăng tải những số trước, kỳ này DĐDN đã có cuộc trao đổi riêng với ông Sakchai Unchittikul - Chủ tịch Viện công nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan (SMI), một quốc gia đi đầu trong phát triển CNHT ở khu vực.

Theo ông Sakchai Unchittikul, khi tham gia AEC, Thái Lan sẽ có nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm phát triển CNHT với VN thông qua việc đầu tư, xây dựng các nhà máy công nghiệp và đưa các sản phẩm vào thị trường VN. Tiếp theo đó sẽ mở văn phòng đại diện, các nhà cung cấp tại VN mà chủ yếu là dưới hình thức liên doanh hoặc sáp nhập và mua lại tại Hà Nội và TP HCM.
-Trong bối cảnh AEC sẽ bắt đầu từ năm 2015, theo ông đâu là cơ hội để phát triển ngành CNHT của  khu vực ASEAN nói chung và VN nói riêng?
Theo tôi, có 5 cơ hội phát triển CNHT trong khu vực: Thứ nhất, xây dựng năng lực cho các nhà sản xuất nội địa với nỗ lực huy động các nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của các bên trong dự án nhằm giảm chi phí đối với một số nhóm sản phẩm nhất định; Thứ hai, thúc đẩy mở rộng thị trường qua việc giảm thuế và các biện pháp thuế quan khác; Thứ ba, thúc đẩy tiết kiệm chi phí thông qua việc tự do hóa các dòng vốn nội khối ASEAN mà sẽ giúp tự do hóa dòng chảy của các nguyên liệu thô, các sản phẩm trung gian hoặc bán thành phẩm qua đó sẽ giảm chi phí đầu vào; Thứ tư, tăng cường triển vọng đối với các dòng vốn và đầu tư trong AEC; Cuối cùng, là đưa đến cơ hội cải thiện vị thế thương lượng của chúng ta trong thương mại toàn cầu.
- Các mặt hàng linh kiện điện, điện tử, công nghệ cao... đang được nhiều nhà đầu tư mở rộng đầu tư vào thị trường VN. Liệu đây có phải là một cơ hội để VN bứt phá trong lĩnh vực CNHT?
 Nếu nhìn 1 cách tổng thể thì ngành công nghiệp VN  đang ở giai đoạn có thể thay thế được nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế thì hầu hết các lĩnh vực của ngành công nghiệp VN đang thiếu. Đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc cả về nguyên liệu và công nghệ.
VN nên dành ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử bao gồm cơ hội trở lại, cơ sở vật chất cơ bản và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
VN nên dành ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp điện tử bao gồm cơ hội trở lại, cơ sở vật chất cơ bản và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Quan tâm hơn nữa đến việc sản xuất và chế tạo phụ kiện như là phương tiện để kích thích sự phát triển công nghệ và hiệu quả trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy thương mại cả trong công và tư để thu hút các DN quy mô lớn đầu tư thêm vào VN.
- Như ông nhận xét, điểm yếu của ngành công nghiệp VN chính là CNHT, trong khi đó Thái Lan được xem là quốc gia đi đầu về phát triển CNHT trong khu vực. Vậy, cụ thể cơ hội hợp tác VN và Thái Lan trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Về tổng thể, ngành CNHT Thái Lan có điều kiện hoàn hảo khi so sánh với các thành viên khác thuộc AEC. Chúng tôi là cơ sở và là chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp trong khu vực. Thay mặt Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, tôi mong muốn đề xuất sẽ có nhóm làm việc chung của khu vực tư nhân hai nước. Đồng thời, Chính phủ hai nước  cần hỗ trợ các DN tư nhân thông qua các chính sách. Đây là nỗ lực thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên AEC và là 1 phần của việc tăng cường giá trị cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Tôi xin đề xuất một số giải pháp:
Thứ nhất, mở đăng ký cho các lao động VN muốn làm việc trong ngành CNHT bằng cách luôn thông thoáng mở rộng đào tạo và phát triển kiến thức để phát triển CNHT. Thứ hai, gửi các chuyên gia về CNHT đến các khóa đào tạo được các nước láng giềng tổ chức để học hỏi những kinh nghiệm tốt cũng như chưa tốt khi phát triển để có thể tránh được lỗi lầm và khiếm khuyết. Thứ ba, tìm kiếm khả năng mở rộng dòng vốn đầu tư CNHT vào VN. Thứ tư, sắp xếp để thành lập cơ quan hỗ trợ trung tâm cho nhóm ngành CNHT để giải quyết các vấn đề và được quyền tham gia thương lượng với các đối tác thương mại.
Chia sẻ các kinh nghiệm của Thái Lan cho VN thể hiện thiện chí của chúng tôi đối với các nước láng giềng trong ASEAN cần được thảo luận chân thành và tỉ mỉ. Bản chất của ngành CNHT cần các quá trình hoàn thiện nhằm mở rộng hiểu biết lẫn nhau và kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này. 
- Xin cảm ơn ông!

Quốc Anh thực hiện - dddn.com.vn