Ngày
11/11, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phán quyết Campuchia có chủ quyền đối
với toàn bộ khu đất quanh đền Preah Vihear, vì vậy Thái Lan có nghĩa vụ rút tất
cả các lực lượng khỏi khu vực này. Sau khi tuyên bố trên được đưa ra, cả TL và Campuchia đều có phản ứng bày tỏ hài lòng.
Một góc của ngôi đền 900 năm tuổi Preah Vihear
Trên
thực tế, phán quyết của ICJ đã góp phần hạ nhiệt các cuộc biểu tình chống lại
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trên các đường phố ở Bangkok. Không
còn cảnh hàng trăm nghìn người giận dữ, thổi còi và hô vang khẩu hiệu đòi lật
đổ chính phủ vì cho rằng chính quyền hiện nay đã thỏa hiệp với Campuchia thông
qua ICJ làm Thái Lan mất đất để đổi lại những lợi ích cá nhân cho gia đình
Shinawatra.
Chính
quyền Thái Lan cũng bày tỏ một cảm giác nhẹ nhõm sau phán quyết đó bởi tòa án
không đề cập tới khu vực 4,6km2 có sự tranh chấp giữa hai nước, nơi từng là
nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu súng trên biên giới hai bên thời ông Abhisit
làm thủ tướng. Có lẽ một số nguyên nhân dẫn tới những quan điểm khác nhau là do
nhận thức và sự lo ngại của người Thái Lan về việc 4,6km2 sẽ thuộc về
Campuchia, nhưng thực tế chỉ một phần đất khác được trao cho Campuchia nên kết
quả không quá tiêu cực như dự tính.
Năm
1962, ICJ từng có phán quyết khẳng định ngôi đền Preah Vihear thuộc về
Campuchia, nhưng lại không xác định rõ ràng khu vực xung quanh ngôi đền thuộc
về nước nào và cuộc tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp tục âm ỉ từ đó, với việc cả
hai bên liên tục xác định đường biên giới chồng lấn lên nhau và điều động quân
đội lên những khu vực này.
Năm
2011, phía Campuchia đã đệ đơn lên ICJ đề nghị giải thích lại phán quyết năm
1962 và đồng thời đưa ra lập luận rằng toàn bộ khu vực 4,6km2 ở phía Tây Bắc
của ngôi đền được gọi là Phu Makhuea (hay Phnom Trap theo phía Thái Lan) thuộc
về Campuchia, điều mà người Thái luôn thẳng thừng bác bỏ.
Trong
phán quyết ngày 11-11, ICJ đã khẳng định lại rằng ngôi đền Preah Vihear, được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là
di sản văn hóa thế giới năm 2008, thuộc về Campuchia theo đúng tinh thần của
phán quyết 1962 và xác định thêm rằng toàn bộ phần nhô lên ở phía Đông Bắc là
thuộc về ngôi đền và do vậy phần đất này thuộc về Campuchia. ICJ đã từ chối ra
phán quyết về việc nước nào sẽ sở hữu bên phía khu vực Phu Makhuea hay Phnom
Trap. Chính điều này đã được phía Thái Lan đón chào và coi đó là một thắng lợi,
mặc dù người Campuchia đã giành được một khu đất để đi vào ngôi đền.
Thủ
tướng Thái Lan Yingluck đã phát biểu trên truyền hình, trong đó nói rằng chính
phủ của bà chấp nhận phán quyết. ICJ đã không ra phán quyết đối với những điểm
tranh chấp xung quanh Preah Vihear mà thay vào đó đề nghị Thái Lan và Campuchia
hợp tác thông qua các cơ chế song phương hiện hành để giải quyết tất cả các
tranh chấp. Theo bà Yingluck, Thái Lan và Campuchia sẽ cùng trông coi đền Preah
Vihear và các khu vực phụ cận thông qua sự giúp đỡ của UNESCO.
Khu
đất nằm trước ngôi đền ở phía Đông Bắc được Thái Lan xác định là chưa tới 1km2
và kết quả này là tốt hơn so với dự báo về một khả năng tồi tệ, trong đó ICJ sẽ
quyết định toàn bộ khu vực 4,6km2 tranh chấp ở phía Tây Bắc thuộc về Campuchia.
Người
Thái, kể cả phái cực đoan Áo Vàng, đã chấp nhận ngôi đền thuộc chủ quyền của
Campuchia theo phán quyết 1962, nhưng họ không chấp nhận một kiến nghị mới của
Campuchia năm 2011, trong đó đề nghị được công nhận cả khu vực 4,6km2. Phán
quyết lần này đã xác định rõ ràng Thái Lan phải tuân thủ phán quyết 1962 và
Campuchia phải chấp nhận rằng những kiến nghị thêm của họ là một việc khác mà
tòa không thể ra phán quyết.
Phán
quyết này được coi là chiến thắng đối với cả hai phía bởi nó cũng mở ra cơ hội
cho hai nước đàm phán và quyết định giải quyết theo thỏa thuận của chính họ.
Theo Thủ tướng Yingluck ngày 13-11, quân đội Thái Lan hiện vẫn đóng ở khu vực
biên giới xung quanh đền Preah Vihear và hai nước sớm tổ chức thảo luận để xác
định rõ khu vực trước mặt ngôi đền.
Thanh
Phương - baohaiquan.vn