Thái Lan những ngày qua đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Những diễn biến căng thẳng của phe đối lập cũng như lực lượng biểu tình đã khiến hai người chết và hơn100 người bị thương.
Người biểu tình
yêu cầu bà Yingluck từ chức
Còn
cơ hội thỏa hiệp
Về
mặt nguyên tắc, Thái Lan vẫn có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng đó là: Ủy ban bầu
cử, các phe phái và tổ chức xã hội hợp tác để cuộc bầu cử Hạ viện diễn ra đúng
thời hạn, đảm bảo công bằng, minh bạch ở mức cao nhất có thể. Trong khi đó, các
phe phái đồng ý đối thoại để thành lập một “Hội đồng cải cách đất nước”, được
tất cả các bên chấp nhận. Các phe phái sẽ phải cam kết thực hiện theo đúng lộ
trình và nội dung cải cách ngay sau khi có Hạ viện và Chính phủ mới. Hiện, Ủy
ban bầu cử đã hoàn thành chứng nhận đăng ký ứng viên Hạ nghị sỹ cho 53 chính
đảng tham gia tranh cử.
Nhưng
diễn biến cho thấy, khả năng thỏa hiệp giữa phe Chính phủ và phe đối lập rất
khó khăn. Tuy nhiên, một số giải pháp “thỏa hiệp” khả thi đã được đề xuất và có
thể lãnh đạo các phe phái sẽ buộc phải xem xét, cân nhắc và lựa chọn, nếu họ
muốn giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng chính trị.
Quân
đội để ngỏ khả năng
Cuối
tuần qua, Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha tỏ ý lo ngại về những
diễn biến đụng độ bạo lực; Đề nghị các bên đối thoại với nhau để giải quyết bất
ổn bằng biện pháp hòa bình. Tướng Prayuth nhấn mạnh “những người có trách nhiệm
phải tổ chức bầu cử Hạ viện theo tiến trình pháp luật”. Đặc biệt “quân đội thi
hành nhiệm vụ vì lợi ích và sự bình yên cũng như vì sự phát triển của đất nước.
Việc có xảy ra đảo chính hay không còn tùy thuộc vào diễn biến tình hình”.
Tân
Hoa Xã nhận định phát biểu của Tướng Prayuth Chan-ocha cho thấy: Quân đội - thế
lực quan trọng nhất vẫn đang giữ lập trường “trung lập”, cố gắng tránh sử dụng
vũ lực để can thiệp chính trường. Họ đã có bài học đắt giá về hậu quả của đảo
chính. Do đó, nguy cơ đảo chính chỉ có thể trở thành hiện thực, nếu các phe
phái không thể đạt được thỏa hiệp về một giải pháp hòa bình và xảy ra xung đột
bạo lực vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trong
tình hình này, giải pháp truyền thống là đảo chính. Nhưng lần này thì quân đội
tỏ ra rất dè dặt trước việc can thiệp trực tiếp. Một phần thì họ bị chia rẽ
trước tình hình chính trị hiện nay. Mặt khác thì cuộc đảo chính năm 2006, tức
cuộc đảo chính gần đây nhất, đã làm xấu đi rất nhiều hình ảnh của Thái Lan trên
trường quốc tế. Đó là lý do khiến quân đội Thái khá bối rối và cho đến giờ chỉ
đóng vai trò trung gian hòa giải, nhưng không mấy thành công.
“Đảo chính tư pháp”
Nhà
phân tích chính trị Arnaud Dubus nhận định: Giải pháp còn lại là “đảo chính tư
pháp”. Giải pháp này ngày càng rõ nét. Ủy ban Bài trừ Tham nhũng hiện đang xem
xét một đơn kiện lạm quyền do phe đối lập trình lên, nhắm vào các dân biểu Đảng
Peua Thai và cả Thủ tướng Yingluck, bị cho là đã vi phạm quy định của Quốc hội
trong cuộc bỏ phiếu một điều khoản tu chính Hiến pháp trong tháng qua.
Nhận
định trên không phải không có cơ sở, khi mới đây, Ủy ban chống tham nhũng công
bố cựu Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont và Chủ tịch Thượng viện Nikom
Wairatpanij vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp trong khi thi hành công vụ. Ngoài
ra, Ủy ban này sẽ sớm công bố về việc vi phạm Hiến pháp của 381 Thượng nghị sỹ
và cựu Hạ nghị sỹ khác. Những động thái nêu trên có thể sẽ gây nhiều khó khăn
cho Đảng Peua Thai và các chính đảng đồng minh trong bầu cử Hạ viện.
Theo
Strait Times, Ủy ban chống tham nhũng vốn có quan điểm thân đảng đối lập và như
thế có thể khiến chính quyền của bà Yingluck sụp đổ.
Theo
quy định của Hiến pháp hiện hành, sau khi Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Sắc lệnh
giải tán Hạ viện, thì Chính phủ tạm quyền và Ủy ban bầu cử phải phối hợp tiến
hành cuộc bầu cử Hạ viện mới trong vòng từ 45 đến 60 ngày; Không có điều
khoản nào của Hiến pháp Thái Lan cho phép Chính phủ tạm quyền hoặc Ủy ban bầu
cử được quyết định trì hoãn cuộc bầu cử này.
Theo số liệu của Trung tâm Y tế Bangkok, kể từ cuối tháng 11 đến nay, đã có ít nhất 8 người thiệt mạng và 499 người bị thương trong các vụ đụng độ. |
Thanh Huyền - giaothongvantai.com.vn