Phía
Bắc và Đông Bắc của Thái Lan (có khoảng gần một nửa các tỉnh của Thái Lan) là
“căn cứ” của phe áo đỏ - những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Trong khi các cuộc
biểu tình trên đường phố Bangkok dâng cao vào ngày bầu cử 2/2, cuộc khủng hoảng
chính trị ở Thái Lan đang dần chuyển sang giai đoạn mới đáng ngại hơn: đấu
tranh cho sự hòa hợp của đất nước. Do thủ lĩnh của các cuộc biểu tình chống
chính phủ Suthep Thaugsuban đã kêu gọi tẩy chay bầu cử, cuộc bầu cử dường như
chỉ là một hành động mang tính chất biểu tượng. Ở nhiều điểm, quá trình bầu cử
bị gián đoạn và thậm chí không thể diễn ra. Tuy nhiên, người ta sẽ nhìn thấy
một bức tranh hoàn toàn trái ngược ở phía Bắc, đặc biệt là ở Chiềng Mai – thành
phố lớn thứ hai ở Thái Lan. Cuộc bầu cử ở đây diễn ra suôn sẻ và không gặp bất
cứ trở ngại nào.
Cách thủ đô Bangkok 1
giờ bay, ở Chiềng Mai cũng có một vài cuộc biểu tình nhắm vào Thủ tướng
Yingluck Shinawatra. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc biểu tình diễn ra ở ký túc xá
của các trường đại học địa phương. Những người quan sát cho rằng có chưa đến
1.000 người tham gia vào các cuộc biểu tình này. Ở đây không có hiện tượng tập
trung chiếm đóng các tòa nhà của chính phủ hay đóng cửa các tuyến đường. Hầu
hết các hoạt động ở Chiềng Mai vẫn diễn ra như thường lệ. Sẽ không phải là nói
quá nếu như cho rằng Nam và Bắc Thái Lan giống như hai đất nước hoàn toàn khác
biệt.
Phía Bắc và Đông Bắc
của Thái Lan (có khoảng gần một nửa các tỉnh của Thái Lan) là “căn cứ” của phe
áo đỏ - những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Phe áo đỏ hình
thành sau khi ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Kể từ đó đến
nay, họ luôn chiến đấu cho ông Thaksin cũng như những chính sách của ông. Giờ
đây, họ ủng hộ Thủ tướng tạm quyền và cũng là em gái của ông Thaksin – bà
Yingluck.
Mặc dù ông Suthep xuất
hiện dày đặc trên các trang tin tức với những gì đang diễn ra ở Bangkok, sẽ là
dại dột nếu đánh giá thấp sự ủng hộ dành cho ông Thaksin, bà Yingluck và dòng
họ Shinawatra ở phía Bắc. Để hiểu về tầm ảnh hưởng của gia đình Shinawatras ở
phía Bắc, hãy đến San Kamphaeng – quê nhà của ông Thaksin.
Nghĩa trang của nhà
Shinawatra – nơi chôn cất các thành viên trong gia đình – được đặt trong một
ngôi đền lớn có tên gọi Rong Dharma Samakkhi. Đây là nơi mà thỉnh thoảng bà Yingluck
lui tới để cầu nguyện. Đây cũng là nơi để tưởng niệm cha và mẹ của ông Thaksin.
Người cha Lert Shinawatra là con cháu của những người nhập cư gốc Trung Quốc và
ông có 10 người con, trong đó có ông Thaksin và bàYingluck. Ba người con khác
cũng kết hôn với các vị Thủ tướng của Thái Lan. Và, người con gái út Yaowares
(đã qua đời năm 2009) cũng là nữ thị trưởng đầu tiên của Chiềng Mai. Bà
Yingluck được cho là thân thiết nhất với người em gái này.
Nhà Shinawatra đã trở
thành gia đình chính trị thành công nhất ở Thái Lan. Ông Lert có hai nhiệm kỳ
làm thị trưởng Chiềng Mai, sau đó người anh Suaphan kế nhiệm ông và cũng trải
qua hai nhiệm kỳ.
Ông nội của bà
Yingluck là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành công trong kinh doanh
của gia đình và từ đó đặt nền móng cho những thành công về chính trị. Ông đã
bắt đầu nghiệp kinh doanh lụa của gia đình Shinawatra, thành lập nhiều doanh
nghiệp ở Chiềng Mai và những vùng lân cận, trong đó có hai rạp chiếu phim, một
cây xăng và cả một công ty buôn bán motor.
Gần với thời gian ông
Thaksin chào đời, gia đình Shinawatra đã là một trong những gia đình giàu có và
quyền lực nhất ở Bắc Thái Lan. Bà Yingluck cũng tham gia điều hành công ty của
gia đình và sau đó mới tham gia vào hoạt động chính trị.
Với tiềm lực kinh tế
và chính trị hùng mạnh như vậy, không có gì ngạc nhiên khi bà Yingluck nhận
được sự ủng hộ và bảo vệ quyết liệt của người dân phía Bắc Thái Lan. Họ cho
rằng phải chấm dứt các cuộc biều tình chống chính phủ ở Bangkok. Nếu tình hình
vượt ra ngoài tầm kiểm soát và bà Yingluck bị lật đổ bởi quân đội, bởi ông
Suthep hoặc thậm chí là bởi tòa án, họ sẽ bảo vệ bà ở Chiềng Mai.
Mahawon Kawang là
người đã học cùng với bà Yingluck ở Yupparaj College (Chiềng Mai) và hiện đang
là người dẫn đầu hội cựu học sinh của trường. Ông hoạt động rất mạnh mẽ trong
phe áo đỏ. Kawang thừa nhận rằng giống như bất kỳ phong trào chính trị nào,
trong chính phe áo đỏ cũng có những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, họ sẽ đoàn
kết lại nếu một cuộc đảo chính nổ ra. Phe áo đỏ sẽ không bị đánh bại giống như
năm 2010. “Chúng tôi sẽ chủ động hơn, số người biểu tình của phe áo đỏ sẽ lớn
hơn gấp 10 lần so với người của ông Suthep”, ông nói.
Thu Hương (Theo Trí Thức Trẻ/Economist) - cafef.vn