Thủ tướng Thái Lan
Yingluck Shinawatra vừa đưa ra thông báo phủ nhận các cáo buộc tham nhũng liên
quan tới chính sách mua gạo của nông dân.
Ủy ban chống tham
nhũng nói hôm thứ Ba 18/02 rằng bà Yingluck có thể bị buộc tội do vai trò của
bà trong chính sách vốn gặp nhiều chỉ trích.
Nếu bị kết án, bà thủ
tướng có thể sẽ bị ép phải từ chức.
Tuy nhiên, bà Yingluck
viết trên trang Facebook chính thức của mình rằng: "Tôi khẳng định lại một
lần nữa là tôi vô tội trước các cáo buộc của NACC [ủy ban chống tham
nhũng]."
"Mặc dù tôi bị
cáo buộc phạm tội và phải đối mặt với việc bị phế truất, vốn là mong đợi của
những người muốn lật đổ chính quyền, tôi vẫn mong muốn hợp tác để làm rõ sự
thật," bà nói thêm.
Trong khi đó những
người biểu tình chống chính quyền vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch nhằm
gây sức ép lên Thủ tướng.
Cổ phiếu của các công
ty liên quan tới gia đình Thủ tướng Yingluck Shinawatra tiếp tục giảm trong hôm
thứ Năm 20/02 sau khi người biểu tình phát động chiến dịch trên mạng nhằm tẩy
chay hàng hóa và dịch vụ của các công ty này.
Thái Lan vẫn trong
giai đoạn khủng hoảng chính trị từ cuối năm 2013. Những người biểu tình phản
đối chính phủ muốn Thủ tướng phải từ chức do có các cáo buộc tham nhũng và nói
bà Yingluck bị anh trai Thaksin điều khiển.
Người biểu tình dùng
mạng xã hội như Facebook để nhắm tới các công ty gây lợi nhuận cho bà Yingluck
và ông Thaksin, và cả các công ty có quan hệ mờ nhạt hơn hay thậm chí không có
quan hệ gì tới gia đình này cũng bị ảnh hưởng, theo Reuters.
SC Asset Corp, công ty
mạnh nhất về bất động sản của gia đinh Shinawatra, và công ty phân phối điện
thoại di động M-Link Asia Corp bị ảnh hưởng nhiều nhất, với giá cổ phiếu giảm
gần 10% trong hai ngày qua.
Hôm 20/02, hàng trăm
người biểu tình tụ tập trước tòa nhà Shinawatra 3 ở Bangkok, trụ sở chính của
SC Asset Corp.
Những người biểu tình
đưa ra danh sách nêu hơn 40 tên từ trường đại học tới bệnh viện, nhà hàng,
khách sạn, sân gôn, các trung tâm mua sắm và cả tiệm cà phê.
“Điều này gây ảnh
hưởng tới tâm lý trong một giai đoạn ngắn. SC phải chịu hậu quả nhiều nhất vì
nhà Shinawatra nắm giữ trực tiếp công ty này,” Reuters trích lời một phân tích
gia từ tập đoàn dịch vụ tài chính DBS Vickers Securites.
Công ty gia đình
Người biểu tình tụ tập
bên ngoài trụ sở SC Asset Corp hôm 20/2
Trước khi lên làm thủ
tướng, bà Yingluck là giám đốc điều hành của SC Asset Corp. Gia đình Shinawatra
vẫn nắm giữ khoảng 60% cổ phần của công ty này, theo thông tin trên trang web
của công ty.
Các công ty khác bị
ảnh hưởng gồm có tập đoàn viễn thông Shin Corp - do ông Thaksin thành lập trước
khi bước vào chính trường – và công ty đối tác Advanced Info Service Pcl (AIS)
và công ty vệ tinh Thaicom Pcl.
Vụ gia đình Shinawatra
nhượng lại Shin Corp cho tập đoàn Temasek Holdings của Singapore năm 2006 không
bị đánh thuế làm dấy lên phản đối mạnh mẽ dẫn tới cuộc đảo chính quân sự lật đổ
chính quyền lúc đó do ông Thaksin nắm quyền trong cùng một năm.
Nay Shin Corp tuyên bố
không còn liên quan gì tới gia đình Shinawatra, Reuters viết.
“Công ty chúng tôi
không tham gia vào chính trị. Người sáng lập không nắm giữ bất kỳ cổ phần nào
trong công ty của chúng tôi nữa,” Wilai Keangpradoo, phát ngôn viên tập đoàn
Shin Group nói trong một thông cáo.
Ông Thaksin hiện đang
sống lưu vong ở Dubai. Theo tạp chíBấmForbes đánh giá từ tháng 07/2013, tổng giá trị tài sản của ông và gia đình là
khoảng 1.7 tỷ đô la Mỹ, xếp thứ 10 trong số 50 người giàu nhất Thái Lan.
Công ty M-Link nay do
bà Yaowapa Wongsawat quản lý, em gái ông Thaksin và là vợ của Somchai Wongsawat
– người từng làm thủ tướng ngắn ngủi hồi năm 2008.
Gia đình Wongsawat
hiện nắm giữ khoảng 28.6% cổ phần của M-Link, theo thông tin trên trang web của
công ty.
(bbc.co.uk)