Đúng như lời
cảnh báo của cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, dưới thời tiết trở nên se
lạnh và sương mù vào sáng sớm, Thủ đô Bangkok đã bị “đóng băng” trong vòng vây
của những người biểu tình nhằm tăng sức ép yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Yingluck
từ chức.
Chính trị Thái Lan đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc, hàng nghìn người đã đổ ra đường phong tỏa mọi tuyến phố trong thủ đô Bangkok. Bà Yingluck bắt đầu tỏ ra mệt mỏi trong cuộc chiến giữ vững cương vị Thủ tướng.
Chính trị Thái Lan đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc, hàng nghìn người đã đổ ra đường phong tỏa mọi tuyến phố trong thủ đô Bangkok. Bà Yingluck bắt đầu tỏ ra mệt mỏi trong cuộc chiến giữ vững cương vị Thủ tướng.
Trong tình hình
ngôi vị Thủ tướng Yingluck đang chịu sức ép từ phe biểu tình, cựu Thủ tướng
Thái Lan Thaksin Shinawatra đã yêu cầu em gái không được bỏ cuộc và phải tiến
hành cuộc bầu cử vào ngày 2/2. Trong một cuộc trò chuyện điện thoại với Tư lệnh
quân đội Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha, bà Yingluck phàn nàn,đã mệt mỏi và
căng thẳng trước khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, Prayuth Chan-ocha không
đưa ra lời gợi ý và cho bà tự quyết định. Ông nhấn mạnh: “Bất cứ điều gì bất ổn
xảy ra, mọi trách nhiệm thuộc về Thủ tướng”.
Sau đó, bà nói chuyện
với những người lãnh đạo Đảng Pheu Thái, nhưng họ không cho phép Thủ tướng từ
chức, nếu hành động như vậy, bà sẽ vi phạm Bộ luật hình sự Điều 157 quy định
trừng phạt những quan chức từ bỏ nhiệm vụ của mình và phải đối mặt với án tù.
Vậy nên, bà khó có thể làm theo ý muốn của mình.
Nhiều Bộ của
chính phủ, ngân hàng trung ương đã buộc phải đóng cửa trước sức ép của đoàn
biểu tình chống lại Thủ tướng Yingluck. Nhiều nút giao thông ở Bangkok đã bị
khóa cứng trong đó có cả phía đông khu nhà Chính phủ, gần giao lộ Vibhavadi
Rangsit. Thậm chí, một nhóm sinh viên liên kết với Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân
dân (PDRC) đe dọa tấn công thị trường chứng khoán. Jarumporn
Chotikasathien - Chủ tịch giao dịch chứng khoán của Thái Lan - khẳng định đã chuẩn
bị các biện pháp khẩn cấp đảm bảo hoạt động của các cơ sở và hệ thống giao dịch
nếu cần thiết. Ít nhất 60 chuyến bay quốc tế đến Bangkok đã bị hủy bỏ và một số
nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển cơ sở của họ từ Thái Lan sang các nước láng
giềng.
Trong khi đó,
Tướng Prayuth Chan-ocha cảnh báo cấp dưới cần ngăn chặn bạo lực, không được mặc
thường phục khi bảo vệ các cơ quan chính phủ và chỉ huy. Quân đội đã được triển
khai tới bảo vệ các cơ quan chính phủ như Văn phòng Thủ tướng chính phủ và Liên
hợp Chính phủ… Tuy nhiên, cảnh sát và lực lượng bảo vệ chỉ có nhiệm vụ “trông
chừng” để cuộc biểu tình không đi quá xa. Bởi giờ đây, chỉ cần một tiếng súng
nổ nhắm vào đoàn người biểu tình, bạo lực có thể ngay lập tức bùng phát, và một
kịch bản đảo chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Những biến động
chính trị kiểu như thế này không lạ gì với người dân Thái Lan. Nền kinh tế lớn
thứ hai Đông Nam Á đã trải qua 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ khi kết thúc chế
độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932. Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan cũng đã
lên nắm quyền sau một cuộc chính biến quân sự vào năm 2006. Bà Yingluck đã trải
qua hai năm cầm quyền tương đối bình yên dưới sự ủng hộ của nhóm dân sống ở
nông thôn và tầng lớp dân nghèo. Tuy nhiên, việc thay đổi Hiến pháp, trong đó
tạo cơ hội cho cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra quay trở lại đất nước
đã chính thức đưa chính trường quốc gia này quay trở lại thế bế tắc.
Dù sẽ một cuộc
bầu cử sớm, song phe chống đối cho rằng cuộc bầu cử là không minh bạch, cơ hội
thắng cử gần như nắm chắc trong tay đảng cầm quyền. Họ khẳng định không phản
đối nền dân chủ, nhưng muốn cải tổ rộng rãi để làm sạch chính trường và gốc nạn
tham nhũng trước khi cuộc bầu cử được tổ chức. Phe đối lập, gồm nhóm bảo hoàng,
tầng lớp giàu có và những thị dân miền Nam, cho rằng những người nghèo là thành
phần dễ bị mua chuộc, để rồi từ đó bầu cho cựu Thủ tướng Thaksin đang bị cáo
buộc phạm tội tham nhũng nghiêm trọng. Do đó, họ yêu cầu phải lập ra một hội
đồng nhân dân không thông qua bầu cử để tạm thời quản lý đất nước và giảm sát
cuộc bầu cử tới đây. Tuy nhiên, điều này nếu được thực hiện thì lại có thể trở
thành một tiền lệ phi dân chủ, khi bỏ qua tiếng nói của tầng lớp dân nghèo
chiếm đa số, và bản thân những lãnh đạo phe đối lập cũng đang dính đến các nghi
án tham nhũng. Có thể nói, bất cứ bên nào giành chiến thắng, thì cũng có nghĩa
là một tương lai chính trị bất ổn vẫn đang chờ đợi Thái Lan ở phía trước.
Trong bối cảnh
chính trị Thái Lan khủng hoảng nghiêm trọng, hơn 12.400 người ở 33 làng thuộc
huyện Sungai Kolok, Thái Lan đang phải chống chọi với trận lũ quét ngập sâu hơn
1m. Gió mùa đông Bắc từ Trung Quốc tràn xuống, bao trùm khắp miền nam và Vịnh
Thái Lan gây gió mạnh khiến người dân không chỉ nỗ lực đấu tranh cho cuộc sống
yên bình mà còn phải giành giật sự sống từ những thảm họa thiên tai.
Hương Nguyên (Theo
The Nation) - songmoi.vn