Những
người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã bao vây một sân vận
động nơi đăng ký ứng cử viên cho cuộc tổng tuyển cử sớm vào tháng
Hai năm sau.
Họ
yêu cầu phải cải cách chính trị trước khi tổ chức bầu cử.
Biểu
tình Thái Lan bây giờ chuyển sang mục tiêu phản đối bầu cử.
Hôm
Chủ nhật ngày 22/12, hàng chục ngàn người tiếp tục đổ ra đường ở
Bangkok kêu gọi Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Thủ
tướng Yingluck đã kêu gọi người biểu tình tôn trọng ‘hệ thống dân
chủ’.
‘Chấp nhận hệ
thống’
Trước
đó, Đảng Dân chủ, đảng đối lập chính và là đảng chính trị lâu đời
nhất ở Thái Lan, đã tuyên bố không tham gia cuộc bầu cử sắp tới.
Ông
Suthep Thaugsuban, lãnh đạo biểu tình, phát biểu trước những người
ủng hộ: “Chúng tôi không đồng ý bầu cử. Chúng tôi muốn có cải cách
trước khi bầu cử.”
Ông
kêu gọi người biểu tình tập hợp trước sân vận động Thái-Nhật ở thủ
đô Bangkok, nơi đăng ký ứng cử viên, vào thứ Hai ngày 23/12.
“Nếu
quý vị muốn đăng ký ứng cử, quý vị phải bước qua chúng tôi trước
đã,” ông nói.
Các
đảng phái chính trị đã phải đăng ký danh sách cử tri ở một đồn
cảnh sát ở Bangkok.
Bà
Yingluck đã giải tán Quốc hội và tuyên bố bầu cử sớm vào ngày 9/12
sau khi hơn 150.000 người xuống đường yêu cầu chính phủ của bà từ
chức.
Hôm
Chủ nhật ngày 22/12, bà Yingluck nói với báo giới rằng ‘bầu cử phải
diễn ra’ và kêu gọi người biểu tình dùng lá phiếu để bày tỏ quan
điểm của mình.
Bà
nói: “Nếu chúng ta không tuân theo nền dân chủ thì chúng ta tuân theo
cái gì đây?”
“Nếu
các bạn không chấp nhận chính phủ, thì các bạn hãy chấp nhận hệ
thống.”
Đảng
Pheu Thai, tức Vì nước Thái, của bà Yingluck đã giành chiến thắng
trong cuộc bầu cử hồi năm 2011 giúp bà trở thành thủ tướng.
Tuy
nhiên người biểu tình cho rằng anh trai bà, thủ tướng bị lật đổ
Thaksin Shinawatra, mới thật sự là người nắm quyền đằng sau.
Họ
cũng cáo buộc Đảng Pheu Thai chi tiêu ngân quỹ một cách vô trách nhiệm
để lấy lòng cử tri.
Hiện
giờ ở Thái Lan bắt đầu có ý kiến cho rằng nên bãi bỏ chế độ phổ
thông đầu phiếu với mỗi cử tri một phiếu bầu.
Đảng
Pheu Thai rất được lòng dân chúng ở các vùng nông thôn và họ được dự
đoán sẽ tiếp tục chiến thắng trong kỳ bầu cử lần này, phóng viên
BBC Jonathan Head ở Bangkok cho biết.
(bbc.co.uk)