(BBC)-
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27
đến ngày 29/11 tới để ‘củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước’.
Bình
luận về chuyến thăm, một nhà quan sát
chính trị của Thái Lan, nói Tướng
Prayuth và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ bàn bạc nhiều chủ đề,
trong đó có Biển Đông.
Ông Prayuth Chan-ocha cần sự ủng hộ của các
nước Asean sau khi ông đảo chính
Đây là chuyến thăm
đầu tiên của ông Prayuth đến Việt Nam kể từ khi vị cựu tư lệnh lục quân của
quân đội Thái này đảo chính chính phủ dân cử để lên nắm quyền hồi tháng Năm.
Trước Việt Nam, ông
cũng đã đến thăm các nước láng giềng khác trong khối Asean như Miến Điện,
Campuchia và mới nhất là Lào.
‘Quan tâm đến Việt
Nam’
Tuy nhiên, ông Kavi
Chongkittavorn, một nhà báo tự do, nhà bình luận ở Thái Lan, nói với BBC rằng
Thủ tướng Prayuth đặc biệt quan tâm đến quan hệ với Việt Nam vì ‘Việt Nam
có dân số đông và cũng giống như Thái Lan được xem là cường quốc bậc trung’.
Ông nói chuyến đi Hà
Nội của ông Prayuth diễn ra ‘vào thời điểm thích hợp’ vì hai nước đã ký kế
hoạch hành động chiến lược trong năm năm và Hà Nội ‘rất cảm kích’ vai trò
điều phối viên của Bangkok giữa Trung Quốc và khối Asean.
“Hai nước sẽ bàn thảo
các biện pháp củng cố quan hệ,” ông Kavi Chongkittavorn nói, “Vào lúc này rất
nhiều du khách Việt Nam đến Thái Lan cũng như nhiều người Thái đi du lịch ở
Việt Nam.”
Về vai trò điều phối
viên của Thái Lan, ông cho rằng nước này đang nỗ lực thúc đẩy tất cả các bên
hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.
Mặc dù Bangkok đang
có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, Thái Lan phải giữ thái độ trung lập trong
vai trò điều phối của mình nếu không ‘các nước Asean sẽ không tintưởng’.
“Là nước điều phối,
Thái Lan phải đại diện cho cả khối Asean chứ không phải chỉ cho những nước có
tranh chấp,” ông nói thêm.
Về quan hệ kinh tế
giữa hai nước, ông Kavi Chongkittavorn nói thủ tướng hai nước sẽ bàn bạc các
biện pháp để hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) vốn sẽ chính thức
đi vào hoạt động vào cuối năm 2015.
“Một số vấn đề trọng
tâm mà hai bên sẽ bàn thảo là tình trạng buôn người. Cả hai nước đều xảy ra
tình trạng buôn người ở trên biển và trên bộ,” ông nói.
Ông cũng cho biết Thủ
tướng Prayuth đi thăm các nước láng giềng trong Asean sau khi lên nắm quyền là
để ‘thúc đẩy tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau’.
Việc khối Asean
trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua ở Miến Điện đã không hề nói về tình hình
chính trị Thái Lan sau đảo chính ‘là dấu hiệu cho thấy Asean đã chấp nhận
chính phủ của ông Prayuth’.
“Chính phủ Prayuth sẽ
tiếp tục coi trọng mối quan hệ hợp tác với Asean,” ông nói.
(bbc.co.uk)