Trao đổi với PV báo
điện tử Tầm Nhìn ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch
cho rằng việc bất ổn chính trị ở Thái Lan thời gian qua, ngành Du lịch Việt Nam
chịu ảnh hưởng một phần vì đây không phải là thị trường duy nhất mà Việt Nam
hướng tới.
Chọn vì giá rẻ
Những năm gần đây,
Thái Lan luôn là điểm đến thu hút một lượng rất lớn du khách Việt Nam. Các cuộc
biểu tình chống Chính phủ ở Thái Lan thời gian qua diễn biến hết sức căng thẳng
và đã có thời điểm leo thang thành bạo động, đặc biệt ở thủ đô Bangkok. Điều
này đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch, nền kinh tế chủ lực của đất nước
này. Tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch Việt Nam.
Lý giải về việc thị
trường Thái Lan thu hút nhiều du khách Việt, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng
Vụ Lữ hành cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, để thỏa
mãn được nhu cầu đi du lịch thì người dân tính đến vẫn đảm bảo được việc đi du
lịch nhưng giá cả phải chăng. Trong khi đó, thị trường du lịch Thái Lan mặc dù
chất lượng dịch vụ chưa tốt nhưng giá rẻ nên được nhiều du khách Việt chọn làm
điểm đến trong mùa du lịch.
Theo ông Phương du
khách Việt đi du lịch Thái Lan chủ yếu là tầng lớp trung lưu, chưa đi nước
ngoài bao giờ. Khi Thái Lan xảy ra xung đột và tuyên bố đóng của Bangkok Tổng
cục Du lịch đã có công văn gửi tới các địa phương và các công ty lữ hành để
cảnh báo đưa tour sang Thái Lan nhằm hạn chế đến mức có thể, không đưa khách
đến những nơi bất ổn. Theo đó, các tour du lịch của du khách Việt sang Thái Lan
đã bị hạn chế nhiều.
“Dù toàn ngành du lịch
Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến các doanh
nghiệp, trong khi một số hãng Hàng không lại không chia sẻ cùng họ”, Vụ
trưởng nói.
Du lịch nội địa tạo ra
nguồn vốn rất lớn
Cũng theo ông Nguyễn
Quý Phương, Vụ trưởng vụ Lữ hành – Tổng cục Du lịch thì hiện nay ngành du lịch
Việt Nam luôn ưu tiên phát triển du lịch quốc tế vì nó đem lại nguồn ngoại tệ
mạnh để phát triển đất nước. Tuy nhiên, du lịch nội địa cũng đóng vai trò rất
quan trọng, tạo ra nguồn vốn rất lớn để phát triển kinh tế trong nước.
Hiện nay, Bộ Văn hóa –
Thể thao và Du lịch rất chú trọng kích cầu nội địa, phối hợp tốt với các hãng
Hàng không Việt Nam, vì ngay cả những quốc gia phát triển, du lịch nội địa vẫn
rất phát triển.
“Du lịch nội địa không
đem lại ngoại tệ cho quốc gia nhưng đem lại thu nhập cho các địa phương và
doanh nghiệp. Những lúc du lịch quốc tế gặp khó khăn nhất thì lấy du lịch nội
địa để bù lại”, ông Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết.
Vụ trưởng dẫn chứng:
Năm 2003, có thời điểm không có một bóng khách du lịch quốc tế nào, trong vòng
một tháng liền khách du lịch quốc tế gần như bị ngưng toàn bộ. Trong khi đó, du
lịch nội địa lại rất phát triển, nhờ đó mà bù lại được cho toàn ngành du lịch.
Ở Việt Nam, du lịch
quốc tế rơi vào 2 mùa thu - đông, còn du lịch nội địa vào mùa hè. Đây là một
điều kiện rất thuận lợi, hơn nữa thị trường Việt Nam hiện nay có đường hàng
không rất tốt nên nếu các địa phương làm tốt thì ngành du lịch sẽ rất phát triển.
Ông Phương cho rằng
việc cần làm ngay hiện nay là mỗi điểm đến đòi hỏi phải có một trung tâm xúc
tiến du lịch với quy mô, tầm cỡ, thị trường khác nhau, xác định được thị trường
đối với khách của mình để phục vụ cho các sản phẩm điểm đến. Hiện mối địa phương
đã có một trung tâm xúc tiền du lịch nhằm giới thiệu những nét đặc trưng của
vùng miền, địa phương, điểm đến… Bên cạnh đó, để tạo ra được một thị trường thu
hút khách cần phải quảng bá tốt.
Được biết, hiện tại Bộ
Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xây dựng một số nhà văn hóa ở các nước như
Pháp, Lào… mỗi nơi có một nhân viên phụ trách về du lịch có nhiệm vụ giới thiệu
bản sắc văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Theo Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho biết năm 2013, tổng thu từ khách
du lịch đạt hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 25% so với 2012. Với việc đón 7,5
triệu lượt khách quốc tế, chúng ta đã tăng gấp 3 lượng khách quốc tế sau 4
năm và đã cán đích trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Tổ chức Du lịch Thế
giới đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phục hồi
nhanh nhất sau khủng hoảng (2008, 2009).
Ở phía Bắc có sự
hình thành rõ nét của tứ giác Hà Nội- Hạ Long-Hải Phòng- Ninh Bình. Sau đó,
chuỗi miền Trung cho đến Huế với trung tâm là Đà Nẵng kết nối với Huế. Duyên
hải Nam Trung Bộ có 2 tâm điểm là Nha Trang (Khánh Hòa) và Phan Thiết (Bình
Thuận). Ở phía Nam, trung tâm là TPHCM kết nối với các tỉnh lân cận. Ở Tây
Nguyên thì Đà Lạt (Lâm Đồng) là trung tâm của cả vùng.Du lịch Việt Nam bước
đầu hình thành các trung tâm động lực phát triển du lịch của địa phương với
sản phẩm đa dạng hơn.
Ngoài ra, 4 điểm đến
(Hà Nội, Hạ Long, TPHCM, Đà Nẵng) được bầu chọn là những điểm đến hấp dẫn
nhất châu Á; 4 khách sạn (Metropole, Hayaat, Nam Hải và Residence) cũng
nằm trong top 500 khách sạn tốt nhất châu Á.
|
Nguyên Hương – Nguyễn
Hòa - tamnhin.net