Cuộc
khủng hoảng chính trị ở Thái Lan ngày càng trầm trọng sau tuyên bố sẽ xuống
đường của phong trào “áo đỏ” ủng hộ Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm thứ tư.
Cuộc
khủng hoảng đã lạc hướng từ những cuộc
biểu tình bạo lực trong đó năm người chết và hơn 300 người bị thương tới chiếm các tòa nhà chính phủ và trong những ngày gần đây nhiều tuyên bố của lãnh đạo biểu tình chống chính phủ, Suthep Thaugsuban, một chính trị gia kỳ cựu, càng gieo hoang mang.
biểu tình bạo lực trong đó năm người chết và hơn 300 người bị thương tới chiếm các tòa nhà chính phủ và trong những ngày gần đây nhiều tuyên bố của lãnh đạo biểu tình chống chính phủ, Suthep Thaugsuban, một chính trị gia kỳ cựu, càng gieo hoang mang.
Ông
Suthep kêu gọi cảnh sát bắt bà Yingluck về tội phản quốc, ra lệnh cho công chức
phải báo cáo với ông ta và kêu gọi công dân “gìn giữ hòa bình” giành việc từ
cảnh sát. Hôm thứ tư, ông ta thậm chí còn đòi quân đội và cảnh sát phải báo cáo
tình hình cho mình.
Suthep
nói với báo giới: “Chúng tôi cho thời gian chót là 8 giờ tối thứ năm các lãnh
đạo an ninh phải tới gặp”. Cho tới giờ, các lực lượng an ninh vẫn đứng về phe
chính phủ và chưa rõ diễn tiến tiếp theo sẽ thế nào, nhưng trên các đường phố
Bangkok người ta đang bàn tán về một cuộc binh biến hoặc sự can thiệp của tòa
án để hạ bệ bà Yingluck.
Là
người trong cuộc, Anand Panyarachun, một trong những chính khách hàng đầu Thái
Lan, gần đây nói rằng nước ông dường như có mọi thứ thuận lợi - tài nguyên
thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi, vị trí địa lý may mắn không gặp bão
gió hay núi lửa. Tuy nhiên, ông ngán ngẩm nói nước ông đang tự đẩy mình vào
những hoạt động chính trị phá hoại.
Ông
nói với phóng viên New York Times: “Tôi không thể giải thích được điều gì cứ
liên tiếp làm xui xẻo sự may mắn này”.
New
York Times dẫn lời Nidhi Eoseewong, một nhà sử học nổi tiếng, nói: “Những gì
đang diễn ra ở Thái Lan không chỉ về ông Thaksin, hay thậm chí về những xung
đột giữa các tầng lớp mà nó là sự thay đổi về kinh tế - xã hội, một thay đổi
lớn đã diễn ra hai thập kỷ qua”.
Nidhi
cho biết Thái Lan đã thay đổi song hành với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của
châu Á. Hàng triệu nông dân đã vươn lên thành tầng lớp trung lưu và đang lên
tiếng đòi thêm đại diện. Ông nói: “Tầng lớp cũ, gồm cả giới trung lưu đã được
thiết lập, không muốn có sự tham gia của họ”.
Các
cuộc biểu tình hiện nay minh họa cho cảm giác của thiết lập cũ cảm thấy bị đe
dọa như thế nào trước sức mạnh của đông đảo quần chúng các tỉnh. Vì sợ không
thắng được qua bầu cử, nên ông Suthep mới yêu cầu từ bỏ hệ thống bầu cử để thay
bằng Hội đồng nhân dân.
Sự
thay đổi sức mạnh bầu cử từ Bangkok sang các tỉnh phía bắc làm tình hình bất ổn
hơn vì nó đến trong bối cảnh không chắc chắn về tương lai nền quân chủ. Trong
hơn sáu thập kỷ ngự trên ngai vàng, Quốc vương Bhumibol Adulyadej, đã giúp định
ra danh tính nước này và gắn kết các nhóm ngôn ngữ, chủng tộc của Thái Lan.
Nhưng một số nhà phân tích cho rằng niềm kính yêu vua đang là một vật chống cho
quốc gia và khi ông mất đi người ta chưa biết các mối quan hệ mong manh giữa
quân đội quyền lực, các tầng lớp thượng lưu và trung lưu mới nổi sẽ thế nào.
Sử
gia Nidhi nói có lẽ phải mất nhiều năm Thái Lan mới đạt tới một sự nhất trí
trong việc điều khiển đất nước và đưa Thái Lan vào ổn định hơn.
MINH
PHƯƠNG - congan.com.vn