Ông
Surapong tuyên bố các thành viên này ‘muốn quân đội Thái Lan làm một cuộc đảo
chính còn hơn nhìn thấy đất nước rơi vào tay những kẻ từ dưới đất chui lên”.
Theo
ý ông Surapong Tovichakchaikul muốn nhắc đến lãnh đạo phong trào đối lập hiện
nay là cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban và những người biểu tình đang ép
buộc bà Yingluck từ chức.
Ông
Surapong không thể hiện rõ ràng quan điểm có đồng ý với “các thành viên trong
chính phủ” về một cuộc đảo chính của quân đội hay không.
Tuy
nhiên ông Surapong cho biết sẽ đề nghị quân đội hỗ trợ an ninh cho cuộc bầu cử
vào tháng 2/2014 sau khi xảy ra các cuộc xung đột bạo lực giữa cảnh sát và
người biểu tình đối lập làm 2 người thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương
hôm 26/12 vừa qua.
Theo
các quan sát viên, cuộc đối đầu giữa phe biểu tình và đảng cầm quyền của nữ thủ
tướng Yingluck Shiwanatra sẽ còn kéo dài và chưa biết hồi nào ngã ngũ.
Hồi
đầu tháng 12, thủ tướng Yingluck Shinawatra đã phải thông báo giải tán Quốc hội
và tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày 2/2/2014. Tuy nhiên, đảng Dân chủ đối
lập ở Thái Lan đã phản đối, tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử. Ngoài ra, các nghị
sĩ của đảng này cũng đã đồng loạt từ nhiệm.
Hôm
25/12, bà Yingluck đưa ra đề nghị thành lập một Hội đồng cải cách quốc gia để
giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. Hội đồng này sẽ làm việc bên
cạnh tân chính phủ sẽ được bầu lên vào năm sau. Nhưng đề nghị này ngay lập tức
bị phe biểu tình do ông Suthep Thaugsuban lãnh đạo bác bỏ. Thay vào đó, phe này
yêu cầu bà Yingluck phải từ chức và thay thế chính phủ hiện tại bằng một “Hội
đồng nhân dân” không qua bầu cử trong vòng 18 tháng, trước khi tổ chức bầu cử.
Nếu
bầu cử Thái Lan vẫn tiến hành như dự tính vào ngày 2/2/2014, khả năng đảng cầm
quyền Puea Thai có khả năng thắng cử rất cao. Trong suốt 20 năm qua, đảng Dân
chủ đối lập chưa bao giờ giành thắng lợi bầu cử. Năm 2006, đảng Dân chủ từng có
hành động tẩy chay tương tự, nhưng kết quả cuộc bầu cử vẫn diễn ra với thắng
lợi thuộc về đảng Puea Thái.
Linh
An - nguoiduatin.vn