Nước ngoài nói ở đây là gồm nhiều nước như Mỹ,
Anh, Đức, Pháp, Thái Lan... Vì theo như hai tổ chức quốc tế hỗ trợ chương trình
dạy và học tiếng Việt là GUAVA
(Group of Universities for Advanced Vietnamese study Abroad) và SEASSI (Southeast Asian Studies Summer Institute) thì mỗi năm, không chỉ họ “bê bục giảng” đến các trường trong nước dịp nghỉ hè để dạy tiếng Việt, mà các lớp hè tiếng Việt này, còn được di động đến các nước ngoài để dạy tiếng Việt, vì văn hóa và lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam là nền tảng của cách ứng xử đẹp trong thời đại mới.
(Group of Universities for Advanced Vietnamese study Abroad) và SEASSI (Southeast Asian Studies Summer Institute) thì mỗi năm, không chỉ họ “bê bục giảng” đến các trường trong nước dịp nghỉ hè để dạy tiếng Việt, mà các lớp hè tiếng Việt này, còn được di động đến các nước ngoài để dạy tiếng Việt, vì văn hóa và lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam là nền tảng của cách ứng xử đẹp trong thời đại mới.
Nhu cầu dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài manh nha từ
những năm 1972-1980 với sự ra đời của những bộ sách dạy tiếng Việt được biên
soạn ở Úc và xuất bản ở Mỹ, đến thời điểm 1990-1995 là cao điểm bùng phát ở Mỹ.
Số liệu niên khóa 1995-1996 đã có 9 trường đại học Mỹ chính thức mở khoa tiếng
Việt với tổng sĩ số 4.000 sinh viên gồm nhiều màu da, dân tộc khác nhau ghi
danh theo học ở cả 3 cấp sơ, trung và cao học dài 3 năm, các lớp hè được cấp
tín chỉ sơ học, để có thể chuyển lên trung cấp và tiếp tục lên nữa.
Bên cạnh hệ đại học, còn có rất nhiều trung tâm lớn như
Văn Lang-Mỹ đang có 1.100 em người Việt theo học hay nhỏ như lớp Đông Phương ở
Bangkok có trên 30 em, hay lớp của cô giáo Thiềm ở Campuchia cũng có ít học
sinh. Việc trẻ em Việt Nam ở nước ngoài “trọ trẹ tiếng Việt ba rọi” đã được kể
đến như những “giai thoại đau lòng”. Thí dụ một bé trai ở Mỹ, khi có khách đến
thăm mẹ, trong khi mẹ đang ở trên lầu, nó nói với khách, “xin chờ tôi lên cầm
mẹ xuống!”. Nó chỉ biết mấy tiếng kia còn chữ “mời” nó không biết nên xài tạm
chữ take, tiếng Anh là cầm, nắm.
Cũng thế, với cộng đồng người Việt ở Nga, phụ huynh cũng
rất lo con em họ phải nói tiếng Việt theo kiểu mất gốc nên nhà nào cũng lo dạy
cho con học tiếng Việt.
Với sự thiết tha được phản ánh qua bài thơ của Lưu Quang
Vũ “Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển, cũng gọi thầm tiếng Việt giữa đêm
khuya”, nên từ trong góc nhà, đến các lớp tư nhân, trung tâm hay trong các
trường đại học, ngày ngày bài dạy tiếng Việt âm vang, cùng với những tục ngữ,
ca dao hò vè xuất xứ từ Việt Nam được trích dẫn để học sinh vui học.
Sách và đĩa học tiếng Việt. Ảnh minh họa: VOV
Nhưng có một vấn đề cần lưu ý trong dạy và học tiếng Việt
ở nước ngoài, đó là nhu cầu dạy văn hóa và lịch sử Việt Nam trong khoa tiếng
Việt. Các sách biên soạn ở Úc như của các tác giả Nguyễn Đình Hòa, Robert
Quinn, Trần Trọng Hải, Mary Beth Clark, Nguyễn Bích Thuận… nay đang được trọng
dụng rộng rãi, đều tốt về nội dung đào tạo ngôn ngữ, nhưng phần văn hóa lịch sử
thì hoàn toàn thiếu vắng. Trong một dịp đến khai trương Trường Anh văn Names,
GS-TS giáo dục Dương Thiệu Tống có nêu yêu cầu: “Học tiếng Anh không phải là
chỉ học tiếng để kinh doanh khách sạn, mà phải học về văn hóa, lịch sử, nhân
văn của nước Anh; và học tiếng Việt cũng phải học cả văn hóa lịch sử Việt Nam”.
Cũng do dạy tiếng Việt không chú trọng đến văn hóa mà đã
xảy ra tình trạng, một học sinh Việt học tiếng Việt, khi ngồi vào bàn ăn đã nói
“Tao mời cả nhà ăn cơm”. Tao, mày là nhân xưng không có trong bài học tiếng
Việt nên trẻ em dùng luôn danh xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Anh thay vào! Đây
là trách nhiệm của nước chủ và cả chúng ta nữa, phải tìm cách hỗ trợ mảng văn
hóa lịch sử cho các chương trình dạy tiếng Việt ở nước ngoài.
Lê Văn Sâm - sggp.org.vn