Thống
trị danh sách này là các nước đến từ châu Phi và châu Á. Trong đó, riêng Đông
Nam Á đã có tới ba đại diện là Philippines, Lào và Thái Lan.
Thị
trường chứng khoán Mỹ đã liên tục trượt dốc trong những ngày qua do lo ngại về
vách đá tài khóa. Tuy nhiên, nhiều sàn chứng khoán tại các quốc gia khác lại
tăng trưởng vùn vụt trong năm 2012. Một số nhờ kinh tế phát triển, còn số khác
lại do lạm phát.
Danh
sách do Business Insider tổng hợp từ dữ liệu của Bloomberg, tính đến hết ngày
28/12, cho thấy đa phần các nước trong này đến từ châu Phi và châu Á. Riêng
Đông Nam Á đã có tới ba đại diện là Philippines, Lào và Thái Lan.
1.
Venezuela - IBC
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 302,8%
Lạm
phát 19,9% của Venezuela đã khiến thị trường nước này nhảy vọt trong năm 2012.
Việc chính phủ bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế trong cuộc chạy đà cho
bầu cử hồi tháng 10 lại càng khiến tiêu dùng tăng mạnh.
2.
Thổ Nhĩ Kỳ - XU100
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 53,3%
Dòng
tiền nóng 15 - 20 tỷ USD đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến thị trường nước này tăng
trưởng vượt bậc trong năm 2012. Lần đầu tiên sau 18 năm, hãng đánh giá tín
nhiệm Fitch đưa xếp hạng của nước này trở lại mức "đầu tư", từ
"vỡ nợ" trước đó.
3.
Ai Cập - EGX 30
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 49,6%
Thị
trường chứng khoán Ai Cập đã hoạt động rất tốt trong vừa qua bất chấp tình hình
kinh tế u ám và chính trị bất ổn. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng năm 2012 được cho
là nhờ "hiệu ứng bật ngược" (bounce-back effect) khi thị trường nước
này gần như sụp đổ cuối năm 2011.
4.
Pakistan - KSE
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 49,3%
Giá
trị sàn KSE (Karachi Stock Exchange) đã tăng gấp ba kể từ năm 2008 và có thể
sớm đạt mốc 17.000 điểm. Nhà phân tích Zaheer Ahmed nhận định đó là do các nhà
đầu tư ngoại tìm kiếm lợi nhuận cao đã đổ xô đến đây.
5.
Kenya - NSE
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 39,3%
Cuối
năm 2011, Samuel Gichoci, chuyên gia phân tích cấp cao tại NIC Securities dự
đoán sàn chứng khoán Kenya sẽ là món hời cho các nhà đầu tư ngoại. Đó là nhờ
rất nhiều yếu tố đẩy giá cổ phiếu lên cao như nội tệ yếu, giá xăng tăng và
thanh khoản tăng khi các ngân hàng mạnh tay cho vay khối doanh nghiệp tư nhân.
Việc
đó đã thực sự xảy ra trong năm nay khi dòng vốn ngoại ào ạt đổ vào khiến thị
trường này lên như diều gặp gió. Cổ phiếu của Ngân hàng Equity Bank tăng ngoạn
mục nhất kể từ năm 2006, khiến các nhà đầu tư ngoại liên tiếp tăng tỷ lệ sở hữu
tại đây và hiện đã lên tới gần 50%.
6.
Estonia - Tallinn
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 38,2%
2012
là một năm ngược dòng ngoạn mục của chứng khoán Estonia sau khi thị trường này
giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2011. Các ngân hàng nước này đã được hưởng
lợi từ mức xếp hạng tín nhiệm cao và môi trường đầu tư được đánh giá là cực kỳ
thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài.
7.
Thái Lan - SET
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 35,8%
Năm
2012, chứng khoán Thái Lan lần đầu tiên đóng cửa ở mức trên 1.400 điểm kể từ
năm 1996. Tốc độ này được cho là nhờ dòng tiền nóng từ các gói nới lỏng tiền tệ
khi nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường này tới 76 tỷ USD trong năm
qua.
8.
Lào - Laos Composite
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 35,1%
Dù
chỉ có hai mã cổ phiếu, Lào vẫn tuyên bố sẽ sớm đưa hình thức giao dịch trực
tuyến vào hoạt động để tăng thanh khoản và khối lượng giao dịch. Quốc gia này
cũng có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2012 dù chỉ nhận lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) rất nhỏ là 450 triệu USD.
9.
Nigeria - NSE
Tốc
độ tăng trưởng trong năm 2012: 34,4%
Thị
trường chứng khoán nước này bùng nổ hoàn toàn nhờ kỳ vọng. Đầu năm nay, giới
phân tích từ các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới dự đoán NSE không thể tăng
trưởng quá 15%. Tuy nhiên, thị trường nước này đã bùng nôt sau khi giới chức
Nigeria quyết định nới lỏng nhiều hạn chế để khuyến khích sự tham gia của các
nhà tạo lập thị trường.
10.
Philippines - PSE
Tốc
độ tăng trong năm 2012: 33%
Kinh
tế Philippines đang tăng trưởng ổn định với 5,5% mỗi năm. Thị trường chứng
khoán nước này cũng từng bước hòa nhập với thế giới với động thái gần đây nhất
là kéo dài thời gian giao dịch.
Jun
Calaycay, một nhà phân tích đầu tư tại Accord Capital cho biết PSE tương đối rẻ
so với các sàn chứng khoán châu Á khác. Giá trị giao dịch của sàn Philippines
chỉ bằng khoảng 73% GDP, thấp hơn nhiều so với 128% của Singapore và 365% của
Hong Kong (Trung Quốc).
Theo VnExpress - tapchitaichinh.vn